【bxh giải đức】Sớm sửa đổi chính sách thu để đảm bảo bền vững ngân sách
PV: Xin ông cho biết đánh giá của mình về công tác quản lý thu NSNN thời gian vừa qua?
Đại biểu Trần Quang Chiểu:Trong những năm vừa qua, chúng ta đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN. Có thể thấy, thời gian qua, chúng ta đã thống nhất trong chỉ đạo thực hiện, cả hệ thống chính trị từ trung ương xuống tỉnh, huyện, xã đều vào cuộc một cách thường xuyên, quyết liệt, coi thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu chủ yếu của cấp ủy và hệ thống chính quyền các cấp. Ngành Tài chính có rất nhiều tiến bộ trong cải cách, như thực hiện kê khai tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, nay là hoàn thuế điện tử, tiến tới là kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của cơ quan thuế làm cho thời gian nộp thuế giảm xuống còn 1/3 so với trước đây; làm mạnh và làm quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra chống nợ đọng thuế; làm cho số nợ đọng thuế có khả năng thu giảm cả số tuyệt đối và số tương đối qua các năm.
|
Ngành Hải quan thực hiện hải quan một cửa quốc gia, thực hiện kiểm tra sau thông quan là chính, nên số giờ thông quan hiện nay phụ thuộc cơ bản vào thời gian kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành v.v...
Tôi đánh giá, ngành Tài chính là một ngành đi đầu trong cải cách, làm cho số thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán do Quốc hội phê chuẩn. Song, nếu đi sâu phân tích thì chính sách thu NSNN vẫn còn những tồn tại cần phân tích và đánh giá nghiêm túc.
PV: Vậy theo ông, chính sách thu ngân sách hiện nay đang có những bất cập gì?
Đại biểu Trần Quang Chiểu: Thời gian qua, chúng ta ban hành nhiều chính sách thu để thực hiện mục tiêu phát triển. Đến thời điểm hiện nay và giai đoạn tới một số chính sách không còn phù hợp, mà theo tôi, hai tồn tại lớn nhất là làm mất đi tính trung lập của thuế và làm phân tán nguồn lực nhà nước, làm giảm thu NSNN.
Có thể thấy, chính sách thu hiện nay chưa bao quát hết nguồn thu, chưa mở rộng được cơ sở thuế, lấy dự án làm đối tượng ưu đãi nên vẫn còn kẽ hở dễ bị lợi dụng để gian lận thuế, chuyển giá… Bên cạnh đó, chính sách thu còn mang trên mình nó quá nhiều chính sách xã hội làm ảnh hưởng đến bản chất của thuế, làm giảm nguồn thu NSNN, gây lãng phí nguồn lực quốc gia.
Hiện nay, chúng ta có quá nhiều các quỹ ngoài ngân sách, có quỹ được hình thành như là một loại thuế đặc biệt, làm phân tán nguồn lực quốc gia, làm mất đi bản chất của NSNN, làm giảm hiệu quả việc sử dụng nguồn lực quốc gia. Do quá nhiều quỹ ngoài ngân sách nên ở Việt Nam dường như không chỉ có một Bộ trưởng Tài chính mà có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm “bộ trưởng tài chính”.
Về thuế suất, mức thuế suất huy động hiện nay còn có những chênh lệch chưa phù hợp so với khu vực và thế giới. Các tồn tại trên được tập trung thể hiện ở thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên và các quỹ ngoài NSNN. Tôi cho rằng đây là dư địa rất lớn nếu chúng ta khắc phục được kịp thời thì chắc chắn huy động vào NSNN từ thuế, phí sẽ đạt từ 22 - 23% GDP trở lên vì chúng ta chưa cần phải điều chỉnh thuế suất huy động tăng lên. Ví dụ, chỉ riêng thuế GTGT, thuế suất phổ thông là 10% nhưng thực tế hiện nay chúng ta chỉ thu ở mức 6% - 8% tùy theo từng năm. Thuế TNDN, thuế phổ thông hiện nay là 20% nhưng thực tế mức huy động chỉ đạt từ 15 - 17%.
PV: Trước những tồn tại này, ông có đề xuất giải pháp gì để khắc phục, đảm bảo tính bền vững cho nguồn thu NSNN?
Đại biểu Trần Quang Chiểu:Tôi đề xuất 8 giải pháp chính để khắc phục tồn tại này. Thứ nhất là,mở rộng diện đối tượng chịu thuế đối với thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, thuế GTGT, thuế TNDN và đặc biệt là các khoản thu từ đất đai.
Thứ hai là, sửa đổi chế độ ưu đãi với hàng hóa chịu thuế GTGT theo hướng giảm các đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế suất 5% và tiến tới đưa về một mức thuế suất thay vì ba mức như hiện nay. Giảm đối tượng được hoàn thuế GTGT, sửa đổi, bổ sung quy định hoàn thuế GTGT để khắc phục việc chậm hoàn thuế và tham ô tiền thuế.
Thứ ba là, bỏ chế độ ưu đãi theo đối tượng là dự án cụ thể và ưu đãi theo quy mô của dự án. Thuế suất cần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thuế TNDN giữa các vùng và các miền.
Thứ tư là,sửa đổi giá tính thuế đối với một số sắc thuế để chống thất thu cho NSNN như thuế tài nguyên.
Thứ năm là,điều chỉnh thuế suất, thuế TTĐB đối với một số hàng hóa dịch vụ có lợi nhuận cao, Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng hoặc Nhà nước định hướng tiêu dùng. Áp dụng kết hợp thuế suất theo tỷ lệ % với thuế suất tuyệt đối cho một số mặt hàng để đảm bảo công bằng giữa các mặt hàng chịu thuế đối với thuế TTĐB.
Thứ sáu là,đối với thuế TNCN, giải pháp là mở rộng cơ sở thuế, tiến tới khi người có thu nhập đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và điều chỉnh mức thu phù hợp đối với nhóm thu nhập thấp. Với nhóm này quan điểm của tôi có thể nộp mang tính tượng trưng, nhưng phải tăng cao hơn đối với nhóm có thu nhập cao để thực hiện việc điều tiết xã hội, nhằm đảm bảo đúng bản chất của thuế TNCN, không phải là thuế thu nhập cao như trước đây.
Hai giải pháp cuối cùng là rà soát, bãi bỏ ngay các quỹ tài chính ngoài ngân sách hình thành như một khoản thuế đặc biệt và thu ngay quỹ này về NSNN để quản lý. Đồng thời, sớm nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản...
PV: Xin cảm ơn ông.
Hoàng Yến
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hoa Kỳ cam kết không làm gián đoạn xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam
- ·Lượng nước nên uống mỗi ngày để giảm cân, đốt cháy mỡ bụng
- ·Lộ trình xuất khẩu cá tra sau đại dịch Covid
- ·Công tác tái đàn lợn tại Đồng Nai gặp khó do thiếu con giống
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot hơn 21 tỷ đồng ngày hôm qua đã có người trúng chưa?
- ·Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020
- ·Bộ Công Thương phản hồi kiến nghị cấm nhập khẩu xăng dầu của PVN
- ·Nếu mức sinh giảm mạnh, Việt Nam chỉ còn 72 triệu người vào năm 2100
- ·Áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với nhôm Trung Quốc
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 4 giảm 10 tỷ USD
- ·Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng Sacombank tháng 2/2019
- ·Bác sĩ ký thay cho 19 bệnh nhân có thẻ BHYT, trục lợi hơn 350 triệu đồng
- ·Việt Nam có nên mua dầu dự trữ khi giá âm?
- ·Bộ trưởng Bộ Y tế: Chỉ duy nhất Việt Nam là nước không có thi, cấp chứng chỉ hành nghề
- ·Điểm mặt những ngân hàng lãi ‘khủng’ trong 6 tháng đầu năm 2019
- ·7/7 là hạn cuối xác thực danh tính tài khoản ví điện tử
- ·Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo
- ·Tình hình sức khỏe của hàng chục công nhân nghi ngộ độc khí ở Quảng Ninh
- ·Dân đảo Lý Sơn: Kiếm bạc triệu mỗi ngày từ săn ốc mặt trăng
- ·Xuất nhập khẩu giảm “sốc” 7 tỷ USD nửa đầu tháng 4