【kết quả c1 tối qua】Bộ Công Thương phản hồi kiến nghị cấm nhập khẩu xăng dầu của PVN
Bộ Công Thương nói gì về kiến nghị cấm nhập khẩu xăng dầu?ộCôngThươngphảnhồikiếnnghịcấmnhậpkhẩuxăngdầucủkết quả c1 tối qua | |
Cấm hay hạn chế nhập khẩu xăng dầu đều phải tính kỹ | |
PVN kiến nghị cấm nhập khẩu xăng dầu vì Covid-19 |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Liên quan tới kiến nghị mới đây của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về xem xét ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu, phát biểu tại buổi Họp báo thường kỳ 4 tháng đầu năm của Bộ Công Thương chiều nay 15/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay: Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xăng dầu đều đang gặp khó khăn.
Hiện nay, có hai nhà máy cung ứng xăng dầu trong nước là Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (là liên doanh nước ngoài chiếm 75% vốn, PVN đại diện chỉ nắm 25%) và Nhà máy lọc dầu Bình Sơn 100% (vốn trong nước). Hai nhà máy này không xuất khẩu dầu thô, mà dùng dầu thô để chế biến ra thành phẩm xăng dầu để bán và xuất khẩu.
Thời gian qua, PVN gặp khó khăn do giá dầu thô thế giới sụt giảm, trong vòng 3 tháng giảm hơn 60% nên nguồn thu bị ảnh hưởng, qua đó ảnh hưởng đến nguồn thu cả quốc gia.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng thông tin thêm: Hiện có 33 đầu mối nhập khẩu xăng dầu đáp ứng yêu cầu Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, nghĩa là đầu mối trực tiếp được phép xuất nhập khẩu xăng dầu. Bản thân các doanh nghiệp này 3 tháng vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn khi giá xăng từ đầu năm đến nay đã 8 lần được điều chỉnh giảm liên tiếp.
Do đó, với đề xuất của PVN, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay, Bộ Công Thương đã có bàn bạc kỹ với các đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, các doanh nghiệp trực tiếp dùng xăng dầu là đầu vào trong sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng… để cân nhắc thận trọng.
"Nếu hạn chế, thậm chí là cấm nhập khẩu xăng dầu nghĩa là 33 doanh nghiệp chỉ 1 đơn vị được phép nhập khẩu hoặc bán; còn lại thì không. Điều này có thể làm đầu vào tại Việt Nam bị ảnh hưởng; qua đó ảnh hưởng đến giá cả, quyền lợi người dân và toàn bộ hoạt động kinh doanh, sản xuất dùng xăng dầu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích.
Thứ trưởng Hải cũng bày tỏ lo ngại, việc cấm nhập khẩu có nghĩa là cấm nước khác xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam. Điều này sẽ vi phạm cam kết FTA với các nước và liệu các nước có đưa ra biện pháp tương tự cấm Việt Nam xuất khẩu mặt hàng thế mạnh sang các nước khác hay không.
Vì vậy, trước mắt cân nhắc việc cấm nhập khẩu xăng dầu và phải hài hòa các quyền lợi giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người tiêu dùng. Nhà nước đảm bảo an ninh năng lượng, đủ xăng dầu để cung cấp.
Liên quan tới vấn đề này để cùng tháo gỡ khó khăn, ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than (Bộ Công Thương) bày tỏ quan điểm: Về phía các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu, cần nghiên cứu, thực hiện các giải pháp như tối ưu hóa, tiết giảm chi phí vận hành; giảm giá thành sản phẩm; có cơ chế thanh toán linh hoạt.
Điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường (giảm công suất, điều chỉnh cơ cấu chủng loại sản phẩm nhà máy lọc dầu); xuất khẩu sản phẩm trong nước không tiêu thụ hết,...
Về phía các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình diễn biến thị trường và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước bằng cách tiêu thụ tối đa lượng xăng, dầu sản xuất trong nước.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu (ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, tiền tệ...); khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh (thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu; thương nhân sản xuất xăng dầu có chính sách bán hàng linh hoạt, giảm giá thành)…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng: ‘Mỗi người Việt ở Nga phải là đại lý tiêu thụ hàng Việt’
- ·Nhà cũ bỏ hoang 20 năm được bọc hoàn toàn bằng tấm nhựa
- ·“Mẹ con” Capital House làm chủ dự án nhà ở xã hội hơn 800 tỷ đồng tại Bình Định
- ·Khơi thông “điểm nghẽn” giao thông, tạo đà phát triển
- ·Áp dụng công cụ giám sát đào tạo cải thiện năng suất chất lượng
- ·Quảng Ninh giao hơn 10ha đất ở Uông Bí cho công ty Licogi 18.1 để xây khu dân cư
- ·Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế có điều kiện trong tháng 8/2020
- ·Bí thư Chi bộ ấp Thới Thuận B hết lòng vì dân
- ·Đàm phán thương mại Mỹ
- ·Thông tin về dự án khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Thái Học
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 313, 314, 315, 316 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Các khu công nghiệp phía bắc tỉnh phát huy hiệu quả
- ·Bình Định chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị 650 tỷ đồng
- ·Hệ thống ngân hàng: Nâng cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng dịp cao điểm
- ·Thứ trưởng Phạm Hồng Hải: 'Xây dựng CP điện tử mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ Chính phủ nào'
- ·Thủ tướng: Ngành Ngân hàng phải thực hiện tốt vai trò là huyết mạch của nền kinh tế
- ·Thủ tướng gỡ vướng cho cụm cảng nước sâu lớn nhất cả nước
- ·GDP năm 2020 có thể tăng khoảng 4,1%
- ·Tổng cục QLTT: Nhận được gần 1,6 tỷ đồng sau 3 ngày phát động chiến dịch ủng hộ miền Trung
- ·Thiết kế bếp làm không gian chính trong ngôi nhà chỉ có bề ngang 4m