【nhận định kết quả】Hà Nội thu hồi 1.200m2 ‘đất vàng’ để xây trường tiểu học
Ngày 27/3,àNộithuhồimđấtvàngđểxâytrườngtiểuhọnhận định kết quả UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) tổ chức buổi đối thoại và công khai dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất tại 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu.
Dự án Trường tiểu học Võ Thị Sáu được xây dựng trên khu đất rộng hơn 1.200m2. Theo phương án kiến trúc của quận Hoàn Kiếm, trường tiểu học này có quy mô 2 tầng hầm, 5 tầng nổi và một tầng tum.
Báo cáo về dự án, ông Chử Mạnh Cường, Chủ tịch UBND phường Hàng Bài cho biết, khu đất này có nguồn gốc là khuôn viên biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước, tại góc phố Trần Hưng Đạo và phố Ngô Quyền.
Theo ông Cường, phương án ban đầu là xây dựng trụ sở Kho bạc Nhà nước trên khu đất này. Từ năm 2014, thực hiện chủ trương của TP Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã tiến hành giải phóng mặt bằng khu đất này để xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu. Đến nay còn 15/25 hộ dân chưa di dời.
Để ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị thu hồi đất, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho cư dân tại 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo tương đồng một số dự án trọng điểm đã triển khai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Theo bà Lê Thanh Hương, Trưởng phòng Bồi thường giải phóng mặt bằng (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm), tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 15 hộ dân thuộc diện di dời để xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu khoảng 163 tỷ đồng.
Đại diện Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm cho biết thêm, nhờ vận dụng các cơ chế, chính sách có lợi nhất cho người dân, quận đã đưa ra phương án cao hơn nhiều so với các dự án trọng điểm của thành phố đã thực hiện trên địa bàn quận.
Sau khi nghe báo cáo của quận Hoàn Kiếm, ông Phạm Văn Giang cho biết, ông là đồng thừa kế có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến dự án. “Cá nhân tôi mong dự án sớm được triển khai và bản thân sớm nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư”, ông Giang nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, dù là nội đô lịch sử, có mức sống cao, nhưng điều kiện học tập học sinh quận không bằng địa bàn lân cận. Phường Phan Chu Trinh không có trường tiểu học trên địa bàn.
"Nhiều lần đến khu đất 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo, tôi thấy điều kiện ăn ở của các hộ dân rất khó khăn, chật chội, ẩm thấp. Do biệt thự đã xuống cấp nên không thể cải tạo được. Thành phố cũng đã có chủ trương xây dựng trường trên khu đất", ông Long nói và cho biết, quận đã rất nỗ lực đề xuất thành phố chấp thuận chính sách bồi thường và hỗ trợ tái định cư có lợi nhất cho nhân dân.
Hà Nội kiểm định hơn 1.200 biệt thự cũ
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm định chất lượng 1.216 biệt thự xây dựng trước năm 1954 và một số công trình kiến trúc trên địa bàn.(责任编辑:Cúp C2)
- ·“Tớ” chỉ chọn “ấy” để yêu
- ·Bài học rút ra từ lời trăng trối của 1.000 bệnh nhân
- ·Người đàn ông nhập viện sau khi bị cháu 3 tuổi cắn
- ·Thị trường ô tô tháng 5
- ·Sốc nặng khi xem clip chồng 'bóc bánh trả tiền'
- ·Chung tay vì sức khỏe người cao tuổi bằng các hành động thiết thực
- ·Độ chính xác của thiết bị đo nồng độ cồn qua hơi thở
- ·‘Thắp sáng nhận thức về Glôcôm’ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
- ·Cô bé mắc bệnh ung thư vòm họng và ước mơ đến trường
- ·Quả quất tốt sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư nhưng ai không nên ăn?
- ·Con dâu mặc váy ngại bố chồng
- ·Nguyên nhân khiến cô gái 23 tuổi bỏng thực quản, giảm 40kg
- ·Kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%
- ·Người đàn ông đi cấp cứu sau vài phút bị con cu li cắn
- ·Cứu người đàn ông nguy kịch vì bỏng
- ·Thủ tướng gửi thư khen thầy thuốc, tri ân gia đình người hiến tạng cứu 7 người
- ·Thép Việt trong vòng xoáy kiện phòng vệ thương mại
- ·Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt làm khi đau đầu âm ỉ
- ·Nhà không còn một đồng mà viện phí mỗi ngày 1,5 triệu
- ·Kiểm soát giá lương thực, thực phẩm để kiểm soát lạm phát dưới 4%