【giải vô địch new south wales úc】Mở rộng quy mô thương mại Việt Nam
Quy mô thương mại của Việt Nam với nhiều khu vực thị trường như ASEAN,ởrộngquymôthươngmạiViệgiải vô địch new south wales úc các nước Đông Bắc Á liên tục được mở rộng. |
Bộ Công Thương cho biết, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các thị trường thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ ngày càng tăng trưởng, với đa dạng hóa nhóm mặt hàng xuất khẩu theo từng thị trường.
Bắt đầu từ năm 1986, hoạt động ngoại thương của Việt Nam mới thực sự có những bước tiến vượt bậc. Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tếđối ngoại đến nay, Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới.
Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự thay đổi rất cơ bản. Quan hệ thương mại với các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương tăng dần trong xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Sau 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực này đã trở thành một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Việt Nam.
So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đã tăng hơn 9,7 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên 57,5 tỷ USD trong năm 2019. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN chỉ đạt 53,7 tỷ USD, giảm 3,8 tỷ USD do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 23,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 30,5 tỷ USD năm 2020.
Đối với khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về đầu tư, thương mại, ODA. Cụ thể, với Hàn Quốc, trước khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập, quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc còn ở mức rất thấp. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc năm 1983 mới chỉ đạt 22,5 triệu USD.
Tuy nhiên, đến năm 2015, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực. Hiện, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 66 tỷ USD; là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc.
Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn lũy kế đến đầu năm 2021 đạt 70,4 tỷ USD, đứng thứ hai về hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA sau Nhật Bản).
Với Nhật Bản, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 2005, đạt 8,5 tỷ USD, thì đến năm 2009 đã tăng 13,7 tỷ USD và lên tới gần 40 tỷ USD vào năm 2019. Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Việt Nam cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Nhật Bản.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Việt Nam cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Nhật Bản.
Còn với Trung Quốc, kể từ khi bình thường hóa năm 1991 cho đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ thương mại song phương.
Quy mô thương mại hai chiều từ mức chỉ 30 triệu USD năm 1991 đã tăng trưởng vượt bậc (gần 4.000 lần) sau 30 năm. Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), quy mô thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt tới 133,1 tỷ USD vào năm 2020.
"Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với thế giới và chiếm tỷ trọng gần ¼ tổng kim ngạch ngoại thương Việt Nam. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong suốt 15 năm qua, Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN", Vụ Thị trường châu Á, châu Phi đánh giá.
Trong khi đó, với khu vực Châu Đại Dương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia và New Zealand cao hơn sau khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2010. Trong cả năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Châu Đại Dương đạt 9,4 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019.
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng trong nước, thế giới giảm đồng loạt
- ·Cần chế tài mạnh tay để nhà ở xã hội phát triển
- ·Những tín hiệu sáng cho bất động sản nghỉ dưỡng
- ·Bất động sản kỳ vọng thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài
- ·Trồng răng implant giá bao nhiêu 1 cái? Chi phí tại Parkway
- ·Bất động sản miền Trung: Hiệu ứng tích cực từ kiện toàn chính sách
- ·Xếp hạng Top 10 nhà thầu xây dựng chưa thuyết phục nhà đầu tư
- ·Bất động sản TP.HCM: Tăng nóng dọc trục Bắc
- ·Gạo Việt ‘nghỉ tết’, gạo Thái Lan tăng giá ‘ầm ầm’
- ·Nhà giá rẻ, bàn mãi không ra
- ·Giá xăng dầu hôm nay 07/10: Trong nước có thể tăng mạnh
- ·Xe tải né trạm thu phí, gây “thiệt kép”!
- ·Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- ·Coteccons cất nóc, khởi công nhiều dự án mới
- ·Tấm ốp tường Gia Phát thi công tấm ốp tường uy tín, chuyên nghiệp
- ·Bất động sản Trung Quốc phát tín hiệu tích cực
- ·Đô thị sinh thái thông minh – Giải pháp cho tương lai xanh bền vững
- ·Thị trường địa ốc phía Nam: Hàng loạt dự án bung hàng
- ·Đảm bảo các tiêu chuẩn trong sản xuất da giày hướng đến phát triển bền vững
- ·Đại gia bất động sản Trung Quốc lung lay vì nợ