【trận đấu southampton】Muốn xây khu hành chính tập trung, phải đáp ứng 3 điều kiện
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công vừa được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Luật dành hẳn một điều (Điều 30) quy định về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước.
Trong đó, chưa quy định bắt buộc việc xây dựng khu hành chính tập trung, mà chỉ có các yêu cầu phải tuân thủ khi xây dựng khu hành chính tập trung.
Trong quá trình thảo luận dự án Luật khi trình Quốc hội, có ý kiến đề nghị quy định hình thức xây dựng trụ sở theo mô hình khu hành chính tập trung là xu hướng bắt buộc khi bảo đảm các điều kiện về mặt quy hoạch, diện tích và nhu cầu sử dụng.
Làm rõ về ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay, hệ thống trụ sở của các cơ quan nhà nước cơ bản đã được hình thành và quản lý theo mô hình phân tán. Việc thay đổi mô hình xây dựng cần phải có lộ trình cụ thể phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của Nhà nước, tránh lãng phí khi chuyển ngay sang mô hình khu hành chính tập trung.
Vì vậy, chưa quy định bắt buộc việc xây dựng khu hành chính tập trung ngay trong Luật mà chỉ quy định các yêu cầu phải tuân thủ khi xây dựng khu hành chính tập trung; trên cơ sở đó, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xây dựng khu hành chính tập trung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo đó, Luật quy định: Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây: Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc; Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cũng nêu rõ:
"Trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng theo một trong các mô hình sau đây: Khu hành chính tập trung; và Trụ sở làm việc độc lập.
Trong đó, khu hành chính tập trung là tổ hợp trụ sở làm việc được quy hoạch và xây dựng tập trung tại một khu vực để bố trí cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng sử dụng.
Việc đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất,bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi phí hành chính và thuận tiện trong giao dịch cho các tổ chức và công dân.
Thứ hai,đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa công sở; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; phù hợp với định hướng biên chế được phê duyệt và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc.
Thứ ba,nguồn kinh phí xây dựng khu hành chính tập trung được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; các cơ quan, tổ chức, đơn vị được bố trí trụ sở làm việc tại khu hành chính tập trung có trách nhiệm bàn giao lại trụ sở làm việc tại vị trí cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền".
Đây là một trong những quy định quan trọng nhằm siết lại tình trạng các địa phương có trào lưu xây dựng các khu hành chính tập trung, gây lãng phí của công. Mặc dù theo lý giải của các địa phương, kinh phí được lấy từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ bán đấu giá các khu đất, trụ sở cũ, nhưng vẫn có nguồn quan trọng từ vốn ngân sách.
Báo cáo hàng năm gửi Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cả nước, Bộ Tài chính nhận định, việc sử dụng tài sản công ở một số nơi còn lãng phí, vẫn còn tình trạng xây dựng quảng trường, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, cảng biển vượt quá nhu cầu cần thiết, tần suất sử dụng thấp, kinh phí bảo dưỡng, duy trì lớn trong khi NSNN đang rất khó khăn.
Trên thực tế, về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể. Theo đó việc xác định quy mô trụ sở làm việc trước khi thực hiện đầu tư xây dựng của các bộ, ngành và địa phương phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn định mức quy định của Thủ tướng Chính phủ và phải "bảo đảm phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước".
Hy vọng rằng, những quy định cụ thể trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước sẽ góp phần tăng cường hơn nữa công tác quản lý của Chính phủ đối với việc đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc của các bộ, ngành, địa phương nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
"Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo các phương thức sau: (Trích Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) |
(责任编辑:La liga)
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Triệt phá các lò 'độ' xe trái phép, hạn chế tội phạm đường phố ở Đồng Nai
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 133 phát hành ngày 5/11/2019
- ·Phấn đấu 2025 thu nhập của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Thu ngân sách nhà nước có nhiều tín hiệu khả quan
- ·Siết chặt quản lý gia cầm tại chợ đầu mối
- ·Thủ tướng: Sớm đưa các nạn nhân ở Anh về với Tổ quốc, gia đình, người thân
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Điều tra vụ 1 người rơi lầu tử vong trong trường đại học tại TP.HCM
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao
- ·Không thể xem nhẹ
- ·Một phụ nữ ngưng tim, ngưng thở sau tiêm thuốc nâng mũi ở thẩm mỹ viện
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·“Doạ” trả dự án thu phí tự động cho Nhà nước, VETC đừng đùa!
- ·Bộ Công Thương báo cáo Quốc hội 6 hạn chế nổi cộm trong xuất khẩu
- ·Không khí lạnh tràn về liên tiếp, miền Bắc mưa rét dài ngày
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Hải quan Hải Phòng: Tăng cường phòng chống gian lận thương mại