【thứ hạng của al feiha】Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro công ty chứng khoán
Theo đánh giá của UBCKNN, hiện có nhiều CTCK tập trung chú ý vào công tác quản trị công ty, cũng như tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ nhưng bên cạnh đó, cũng còn không ít công ty chỉ xây dựng cho có, cho đủ, còn việc thực thi và tuân thủ các quy định đó chưa nghiêm túc.
Do vậy, để tăng cường minh bạch và nâng cao chất lượng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính như CTCK, UBCKNN đã hoàn tất Dự thảo Quy chế hướng dẫn việc thiết lập hệ thống và thực hiện quản trị rủi ro CTCK nhằm sửa đổi một loạt các văn bản theo hướng tăng cường các quy định về chế tài xử lý để thắt chặt hơn vấn đề an toàn tài chính, quy định rủi ro.
Theo đó, hàng năm, CTCK xây dựng và ban hành chính sách quản trị rủi ro làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro thường xuyên. Chính sách quản trị rủi ro phải đảm bảo 4 tiêu chí trọng yếu như: Rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động.
Theo Dự thảo, CTCK thiết lập tiểu ban xử lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị (HĐQT); thành viên tiểu ban này ít nhất bao gồm các thành viên như một thành viên HĐQT điều hành, tổng giám đốc, trưởng phòng quản lý rủi ro, giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ; Chủ tịch Ủy ban quản lý rủi ro phải là thành viên hội đồng quản trị điều hành.
Theo qui định, HĐQT với vai trò chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động quản lý rủi ro, sẽ phải xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro thích hợp cho công ty, gồm: quy trình hoạt động, văn hóa quản lý rủi ro, kế hoạch phân bổ vốn cần thiết để triển khai hệ thống quản lý rủi ro. HĐQT chỉ quan tâm đến rủi ro đối với từng nghiệp vụ kinh doanh mà phải quan tâm đến rủi ro tổng hợp của công ty. Đồng thời, HĐQT cũng cần phải tính đến quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và các quy định liên quan khác trong việc lên kế hoạch phân bổ vốn, đến chiến lược hoạt động của công ty, khả năng chấp nhận rủi ro của công ty, chất lượng của các thủ tục kiểm soát nội bộ, quy định pháp lý...
Ngoài ra, Ban kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá độc lập về tính tuân thủ, hiệu quả và đầy đủ của hệ thống quản trị rủi ro tại CTCK...
Ngoài ra, hàng năm CTCK phải báo cáo UBCKNN việc cung ứng các sản phẩm mới, các rủi ro trọng yếu liên quan đến sản phẩm mới, tác động của việc cung ứng sản phẩm mới đối với mức độ chịu đựng rủi ro của công ty và các chính sách chính sách rủi ro đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt.
Đối với các sự kiện như: Thay đổi thành viên Tiểu ban quản trị rủi ro hoặc Trưởng bộ phận quản trị rủi ro; Thay đổi chính sách quản trị rủi ro thì CTCK phải báo cáo UBCKNN trong vòng 24 giờ sau khi có sự thay đổi trên.
T.Hằng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thứ trưởng Bộ KHĐT: Tài chính tiêu dùng giúp đảm bảo an sinh xã hội
- ·PM Phúc holds phone talks with Thai counterpart
- ·VN committed to staying on top of pandemic in 2021: PM
- ·VNA opens exhibition room in central Việt Nam
- ·Sập giàn giáo ở Nam Định: Nhiều người mắc kẹt, la hét thảm thiết
- ·Foreign ministers reiterate ASEAN’s resolve to resume South China Sea negotiations
- ·Australia donates millions of dollars to support ASEAN's COVID
- ·Myanmar's Aung San Suu Kyi offers sympathy over floods in Việt Nam
- ·Vì sao người Việt được khuyến cáo không nên đến Maldives thời gian này
- ·Suga attends ASEAN Summit for the first time, reiterates Japan's policy towards ASEAN
- ·Tin mới nhất: Bệnh viện Đa khoa Ba Vì trao nhầm con 6 năm trước
- ·Ministry proposes code of Conduct for cyberspace
- ·Diplomats of Việt Nam, Japan seek ways to beef up ties
- ·VN, Japan agree on quarantine
- ·CPI tháng 8 tăng 0,07%
- ·Speaker of RoK National Assembly begins Việt Nam visit
- ·NA deputies mull Law on Residence
- ·Russian ambassador hails ties with ASEAN under Việt Nam’s chairmanship
- ·Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: Kiến nghị khởi tố trưởng khoa và phó giám đốc bệnh viện
- ·Việt Nam's ASEAN 2020 Chairmanship: Overcoming challenges to stay responsive