【kq sunderland】Kinh tế tư nhân chưa thể vượt qua “cái bóng” khổng lồ của khu vực FDI
Nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam dẫn đầu về thu hút đầu tư FDI | |
Cấp bách giải quyết những thách thức của khu vực tư nhân để kinh tế hồi phục | |
Cần nuôi dưỡng nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp tư nhân |
Vì sao chưa thể lớn?ếtưnhânchưathểvượtquacáibóngkhổnglồcủakhuvựkq sunderland
Ngày 19/10, trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn mới”.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp - thuộc CIEM cho biết, trong giai đoạn từ năm 2011 tới nay, khối kinh tế tư nhân đã tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong giai đoạn 2015-2020 với hơn 735 nghìn doanh nghiệp thành lập mới (trung bình 122,5 nghìn doanh nghiệp/năm). Trong 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có 85.483 doanh nghiệp thành lập mới.
Tuy nhiên, năng lực của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp với năng lực nội tại yếu, chậm được cải thiện. Khu vực kinh tế tư nhân đông về số lượng nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, siêu nhỏ, thiếu vắng doanh nghiệp quy mô lớn và vừa; trình độ công nghệ, trình độ quản trị không cao, khả năng liên kết, hợp tác kinh doanh hạn chế, năng lực tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn yếu; hiệu quả hoạt động còn thấp và chưa đồng đều.
Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự tương ứng với số lượng, quy mô chưa phản ánh đúng tiềm năng. Đặc biệt, năng lực chống chịu trước “cú sốc” đại dịch Covid-19 còn hạn chế, tình trạng đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh trở nên phổ biến.
Nguyên nhân chủ yếu được xác định bao gồm cả nguyên nhân nội tại và nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, vẫn còn những cơ chế, chính sách làm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh “ngại” lớn. Chính sách hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả hoặc chậm thực hiện, doanh nghiệp khó tiếp cận.
“Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, điều hành thiếu nhất quán, đặc biệt ở địa phương, trong giai đoạn dịch Covid-19, môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, tình trạng phân biệt đối xử vẫn diễn ra”, TS Luyến phân tích.
Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự tương ứng với số lượng, quy mô và chưa phản ánh đúng tiềm năng. Ảnh minh hoạ: Nguyễn Thanh. |
Công bằng trong chính sách hỗ trợ
Chính vì vậy, mặc dù kinh tế tư nhân của Việt Nam đang từng bước lớn mạnh, song vẫn chưa thể vượt qua cái “bóng” khổng lồ của khối các doanh nghiệp FDI. Điều này đã dẫn đến hiện tượng, các doanh nghiệp “nội” đang thua ngay chính trên sân nhà.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong 2 năm đối mặt với đại dịch Covid-19, khối kinh tế tư nhân đã nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, có rất nhiều chính sách rất mạnh hỗ trợ khối các doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp tư nhân lại không có. Vì vậy, trong thời gian tới các chính sách hỗ trợ cần phải có công bằng, không phân biệt doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp FDI.
Cũng theo PGS.TS Trần Đình Thiên, các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân chỉ bằng các doanh nghiệp FDI là đủ, không cần hơn. Chỉ cần có vậy, các doanh nghiệp tư nhân cũng đủ sức phát triển vượt bậc hơn hiện nay rất nhiều. Như trước đây, khi chưa có nhiều chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp tư nhân, nhất là khối doanh nghiệp từ Đông Âu trở về đều đã vượt qua nghịch cảnh rất tốt. Do đó, nếu có thêm chính sách hỗ trợ, chắc chắn sẽ là một xung lực cho khối kinh tế tư nhân phát triển.
Theo nhiều chuyên gia, để nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, trước mắt tập trung vào các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động; kết nối lao động; đảm bảo điều kiện để “sống chung” với đại dịch; tháo gỡ những khó khăn về dòng tiền; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận khoản vay mới để khôi phục sản xuất kinh doanh.
Trong trung và dài hạn, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia sâu vào chuỗi giá trị, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tăng cường sự kết nối, liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp khu vực tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…
Trong 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp tư nhân lọt vào trong danh sách top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân đóng góp tới 40% GDP, hỗ trợ hàng triệu người lao động có việc làm với mức lương bình quân lên 8,3 triệu đồng/tháng vào năm 2020. Trong giai đoạn dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã kịp thời thích ứng, nắm bắt cơ hội để tìm hướng đi mới, ứng dụng các giải pháp công nghệ, cơ cấu lại sản xuất, sản phẩm và đứng vững trong đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy, khối kinh tế tư nhân ngày càng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6
- ·Bộ Công an cảnh báo phòng, chống tội phạm mùa World Cup 2022
- ·Năng lượng tái tạo chờ chính sách mới
- ·Chỉ thị số 20/CT
- ·Giá kiểm định ô tô tăng thêm 10.000 đồng bắt đầu từ tháng 10 năm nay
- ·Hải Phòng thu hút nhiều dự án công nghệ cao, chế biến
- ·Đề nghị tăng cường liên kết vùng trong phát triển du lịch
- ·Nhà đầu tư Hoa Kỳ tìm cơ hội rót vốn vào logistics
- ·Đảm bảo phòng chống dịch không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, thu hút du lịch
- ·Phải nghiêm túc và quyết tâm thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Đảng
- ·Hà Nội thu giữ gần 2.000 sản phẩm đồ chơi mô hình súng bằng nhựa
- ·Nâng cao tinh thần trách nhiệm
- ·Sức bật từ lợi thế biển
- ·Vụ Pháp luật quốc tế: Nỗ lực hình thành đội ngũ chuyên gia hàng đầu về pháp luật quốc tế
- ·Sau hàng không, đến lượt đường sắt xin ý kiến khôi phục tàu khách từ 7/10
- ·Nhận thức về đảng cầm quyền và thực tiễn cầm quyền của Đảng ta
- ·Quy định chi tiết đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng ngân sách NN
- ·10 điểm mới của Luật Dầu khí 2022
- ·Hàng loạt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID
- ·Chuyên nghiệp hóa công tác thanh tra chuyên ngành tại các Bộ, ngành