【bảng xếp hạng giải bóng đá trung quốc】Ngân sách hỗ trợ 4.900 tỷ đồng từ giảm phí, lệ phí
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát để có chính sách phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp.
Thực hiện đồng bộ các chính sách trong ngắn và dài hạn
Nhằm hỗ trợ, giảm khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thực hiện quy định pháp luật phí, lệ phí, ngay từ đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động, tích cực, khẩn trương, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành rà soát để ban hành theo thẩm quyền (hoặc trình Chính phủ ban hành) văn bản quy định miễn, giảm phí, lệ phí.
Đối với khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 quy định về lệ phí môn bài.
Theo đó, quy định miễn lệ phí môn bài đối với nhiều đối tượng như: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; miễn lệ phí năm đầu đối với doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập mới. Tổng số lệ phí ước giảm khoảng 200 tỷ đồng/năm.
Việc quy định miễn lệ phí với các đối tượng nêu trên nhằm thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích hoạt động khởi nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các đối tượng thuộc diện miễn lệ phí sẽ tiếp tục thực hiện, không bị giới hạn thời gian như các khoản phí, lệ phí điều chỉnh giảm để hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Theo đó, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2020 về lệ phí trước bạ.
Tổng số lệ phí ước giảm khoảng 3.700 tỷ đồng. Nghị định này sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021. Đây là giải pháp ngắn hạn nhằm kích thích tiêu dùng trong nước, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, đại sứ quán một số nước (Indonesia, Thái Lan) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) có ý kiến và gặp Bộ Tài chính kiến nghị về việc phân biệt đối xử giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước. Vì vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ, khi Nghị định 70/2020/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì không tiếp tục xem xét kéo dài.
Rà soát gỡ khó cho doanh nghiệp
Theo thẩm quyền, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 21 thông tư giảm nhiều loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp. Ước tính ngân sách đã giảm thu khoảng 1.000 tỷ đồng.
Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp qua đó sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, ngân sách vẫn phải đảm bảo nhu cầu chi cho các hoạt động thường xuyên, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và đặc biệt là việc tăng nhu cầu chi về an sinh xã hội, chi cho công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, bão lũ.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế, tổng hợp các kiến nghị của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để nghiên cứu, rà soát đánh giá tổng thể, đề xuất giải pháp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định, nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường.
Do diễn biến của dịch Covid-19 còn bất thường, trong trước mắt doanh nghiệp khó hồi phục được, Bộ Tài chính mới đây đã có văn bản gửi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện thêm 6 tháng (đến tháng 6/2021) đối với các khoản phí, lệ phí đã điều chỉnh giảm năm 2020 (tại 21 thông tư của Bộ Tài chính).
Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, một số đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng, với phương châm “không bỏ ai lại phía sau”, “có thể hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân”, Chính phủ đã sẵn sàng chia sẻ với người dân và doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trước mắt thông qua chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí. Tuy nhiên, về lâu dài, cần phải đánh giá kỹ tác động của chính sách giảm thu đến cân đối ngân sách.
Có khoản phí tại địa phương giảm đến 100% Đối với khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền địa phương, theo báo cáo của các địa phương, đã có nhiều địa phương điều chỉnh giảm phí, lệ phí như: Đà Nẵng (giảm 100% phí thăm quan các tháng 6, 7, 8/2020); Hải Phòng (giảm 8 - 30% phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu); Kom Tum (giảm 70% phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu); Hòa Bình, Thái Bình (giảm 50 - 100% các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền)... |
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·TCVN 13995:2024
- ·Cô gái bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu vì tưởng đã qua đời 10 năm bất ngờ xuất hiện
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 19/2/2024: Tỷ giá Yen Nhật chốt tuần nối dài xu hướng giảm, tuần mới ra sao?
- ·Gần 500 cơ hội việc làm và thực tập sinh cho sinh viên
- ·Còn nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá vào cuối năm
- ·Trên 400 chỉ tiêu tuyển sinh đợt 2 vào lớp 10 ở các trường THPT
- ·Bí quyết đạt điểm cao của ba thủ khoa Trường Quốc Học
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 20/2/2024: Đồng Euro ngân hàng tăng, chợ đen giảm
- ·4 công dụng không ngờ của khoai lang vườn nhà
- ·Ukraine trao trả thương binh, Nga cảnh báo nỗ lực tái giành kiểm soát Crưm
- ·Liên tiếp các ca bị biến chứng, tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ 'dởm' tại TP.HCM
- ·Bắc Kinh sẽ phát hành tiền kỹ thuật số trị giá 1,55 triệu USD
- ·Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm một loạt lãi suất điều hành
- ·629 tân tiến sĩ và thạc sĩ được trao bằng tốt nghiệp
- ·Quyết tâm gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' của EC
- ·Hơn chục thỏa thuận được ký kết trong cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nga – Trung
- ·Dù vào mùa cao điểm, nhưng lãi suất sẽ tiếp tục đi ngang
- ·Hungary phản đối Ukraine gia nhập NATO, Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus
- ·Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- ·Anh: Đồng bảng, chứng khoán lao dốc do áp đặt biện pháp hạn chế mới