【keo bong da dem nay】Giải pháp ứng phó đại dịch
Mặc dù muộn nhưng việc WHO và nhiều nước trên thế giới kêu gọi lập Hiệp ước ứng phó với đại dịch vẫn là quyết tâm đáng trân trọng.
Hơn 129 triệu người trên thế giới đã nhiễm vi-rút SARS-CoV-2. Ảnh: AP
Theảiphpứngphđạidịkeo bong da dem nayo đó, ngày 30-3 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng 23 nguyên thủ quốc gia ra lời kêu gọi các nước trên toàn thế giới tham gia thiết lập một Hiệp ước quốc tế về ứng phó với đại dịch, với mục đích giảm thiểu thiệt hại cho nhân loại khi phải đối mặt với các đại dịch tương lai. Trong số này, có Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh, Tổng thống Hàn Quốc. Tuy nhiên, các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil chưa cho biết có ủng hộ ý tưởng này không. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh, thế giới hiện đang trong tình cảnh khó khăn giống như sau Chiến tranh thế giới 2 và cần phải có những hành động cụ thể cho thế kỷ 21.
Lời kêu gọi được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn tại châu Âu, châu Á, với nhận định đã đến lúc thế giới phải chuẩn bị cho tương lai, dù đại dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt.
Mục đích chính của việc thiết lập một Hiệp ước quốc tế về ứng phó với đại dịch là tăng cường khả năng chống chọi của thế giới trước các đại dịch trong tương lai thông qua việc xây dựng một hệ thống cảnh báo, chia sẻ dữ liệu chung cũng như việc sản xuất, phân phối các loại vắc-xin, các loại thuốc, các phương pháp chẩn đoán và điều trị một cách phổ quát và công bằng giữa tất cả các nước.
Hiệp ước cũng nhấn mạnh sức khỏe của con người, các loài vật cũng như của cả hành tinh đều liên hệ với nhau, do đó các nước cần chia sẻ trách nhiệm, sự minh bạch và hợp tác toàn cầu.
Ý tưởng về Hiệp ước này được đưa ra đầu tiên vào tháng 11-2020 bởi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhân Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ông Charles Michel nêu rõ: “Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những yếu kém và chia rẽ trong xã hội chúng ta, nên giờ là lúc để toàn thể cộng đồng quốc tế xây dựng một kế hoạch phòng thủ đại dịch cho các thế hệ tương lai. Để làm điều đó, chúng ta cần phải biến các ý chí chính trị thành hành động cụ thể, giống như những gì đã làm sau những hậu quả tàn bạo của Chiến tranh thế giới 2. Ngày nay, hơn bao giờ hết, trách nhiệm của những nhà lãnh đạo là phải đảm bảo rằng sự chuẩn bị cho đại dịch cũng như hệ thống y tế toàn cầu đáp ứng được cho thế kỷ 21”.
Ủng hộ ý tưởng về xây dựng Hiệp ước toàn cầu ứng phó đại dịch, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, việc xây dựng Hiệp ước này có thể được xúc tiến thông qua Đại hội đồng của WHO và dựa trên các nguyên tắc căn bản của tổ chức này như nguyên tắc y tế dành cho mọi người và không phân biệt đối xử.
Trên thực tế, đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan trên diện rộng, với hơn 129,5 triệu cas mắc và trên 2,82 triệu người tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu mới thấy được sự cần thiết của liên kết này. Giới chuyên môn cho rằng, nếu dịch Covid-19 được công bố sớm hơn và các quốc gia đồng loạt chủ động ngăn ngừa, phòng tránh bằng các biện pháp giãn cách xã hội thì mức độ lây lan sẽ chậm hơn và thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ thấp hơn. Trong khi đó, khi dịch xảy ra mỗi quốc gia có những cách ứng phó riêng nên vô hình trung làm đại dịch lây lan nhanh hơn. Trong đó, đáng lưu ý là nhiều nước xem nhẹ tác hại dịch bệnh nên đưa ra các giải pháp sai lầm như: miễn dịch cộng đồng, kỳ thị người đeo khẩu trang, trông cậy vắc-xin… nên phải trả giá đắt.
Mặt khác, khi có vắc-xin ngừa Covid-19 thì việc cung cấp cũng không công bằng. Nhiều nước giàu, có điều kiện sẽ mua, tích trữ vắc-xin, còn những nước nghèo thì phải cam chịu hoặc trông chờ COVAX (vắc-xin tài trợ, phân phối, ủng hộ) theo sáng kiến của WHO, với số lượng hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc dập dịch. Bởi lẽ, dịch Covid-19 đã lây lan ra toàn thế giới nên chỉ khi nào các nước cùng chung tay thì dịch bệnh mới mong được đẩy lùi.
Mới đây, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Antonio Guterres chỉ trích các nước phát triển tích trữ quá mức vắc-xin Covid-19, đồng thời kêu gọi họ chia sẻ với thế giới để giúp kiểm soát đại dịch. Ông Guterres nhấn mạnh khả năng kiểm soát đại dịch “phụ thuộc rất nhiều vào việc tiêm chủng càng nhanh càng tốt cho dân số trên toàn thế giới”. Ông Guterres đồng thời kêu gọi G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) sớm thúc đẩy cơ chế hỗ trợ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu.
Nhận định của ông Guterres hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ chỉ khi nào mỗi quốc gia đều đẩy lùi được dịch thì trên thế giới mới hoàn toàn dập được đại dịch Covid-19.
HN tổng hợp
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bất ngờ triển khai một dự án đã hết thời hiệu?
- ·‘Dưới bóng cây hạnh phúc’ tập 31: Danh bị bố vợ chê bất tài vô dụng
- ·Hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong gần 25 năm nay sẽ có hiệu lực vào ngày 30/5
- ·Tăng cường hợp tác tài chính song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
- ·Dự án Privia Khang Điền ra mắt căn hộ mẫu
- ·Giá lúa gạo ngày 16/12 ổn định
- ·Quỳnh Kool tiết lộ những mối tình đã qua và điều khủng khiếp nhất sự nghiệp
- ·Mua thịt lợn sạch, giá tốt ở đâu tại Hà Nội?
- ·Giá vàng hôm nay 20/10: Tăng dữ dội
- ·Sao Việt ngày 25/2: Tự Long khoe con giống bố như đúc Huyền Lizze tự nhận dễ vui
- ·Chân dung Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang
- ·Giá dầu thế giới ngày 27/10 vẫn ở mức cao trong nhiều năm
- ·Huyện Mỹ Đức: nỗ lực cao nhất để dân giàu, huyện mạnh
- ·Giá lợn hơi ngày 15/1: Ba miền tăng thêm từ 1.000
- ·Ông Võ Văn Thưởng: 'Đẩy nhanh điều tra, xử lý dứt điểm vụ AIC, Vạn Thịnh Phát'
- ·Giá hạt tiêu ngày 9/11 tăng nhẹ
- ·Nhà đầu tư ngại “bẫy tăng giá” trên sàn chứng khoán
- ·Mỗi lĩnh vực sẽ chào đón EVFTA theo cách riêng
- ·Trai tơ mê mệt gái một con
- ·'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 26: Son gặp vấn đề sức khỏe