【ty sô trực tuyến】Làm gì để “phá băng” sức ỳ trong cổ phần hóa, thoái vốn?
Làm gì để “phá băng” sức ỳ trong cổ phần hóa, thoái vốn? - Bài 3: Cổ phần hóa nhìn từ TP Hồ Chí Minh | |
Bài 2: Thoái vốn, cổ phần hóa EVN: Vướng vì quá "lắm mối" tham gia | |
Bài 1: Nhiều hệ lụy nếu tiếp tục chậm cổ phần hóa, thoái vốn DNNN |
Quy định chồng chéo tại nhiều văn bản thay vì tại một văn bản đang là trở ngại, vướng mắc mà SCIC gặp phải trong công tác quản lý và thoái vốn nhà nước tại các DN. Ảnh: ST. |
Thoái vốn thành công tại gần 1.000 DN
Triển khai chủ trương bán vốn nhà nước tại DN theo danh mục DN hoàn thành thoái vốn giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg, tiến độ triển khai bán vốn nhà nước tại DN nói chung còn chậm so với kế hoạch và gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, đến nay mới hoàn thành bán vốn nhà nước tại 88/406 DN, đạt 21,8% danh mục tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg. Như vậy, số lượng DN phải thoái vốn đến hết năm 2020 là 318/406 doanh nghiệp, chiếm 78,3% kế hoạch.
Với việc bán vốn Nhà nước tại DN của SCIC, theo số liệu của SCIC, lũy kế từ khi thành lập (năm 2006) đến nay, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 1.059 DN với tổng giá trị vốn nhà nước gần 21.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 30/6/2019, danh mục DN thuộc SCIC chỉ còn 145 DN với giá trị vốn nhà nước gần 28.950 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 99.500 tỷ đồng. Như vậy, trong những năm qua, SCIC đã thực hiện thoái vốn thành công tại gần 1.000 DN (trong đó thoái hết vốn tại 896 DN), đạt hiệu quả cao, thu được gần 47.200 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với giá vốn. Trong số đó, có một số DN lớn đã thoái như: Công ty CP Sữa Việt Nam (bán 5,4% năm 2016 và 3,3% năm 2017, thu về 20.276 tỷ đồng), Công ty CP Nhựa Bình Minh (bán cổ phần năm 2018, thu về 2.330 tỷ đồng…), Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng - Vinaconex (bán năm 2018 thu về 7.366 tỷ đồng)…
Ông Trần Nguyên Nam, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC cho biết, triển khai Quyết định 1001/QĐ-TTg ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án sắp xếp, phân loại DN của SCIC đến năm 2020, trong giai đoạn 2017 đến hết tháng 6/2019, SCIC đã bán vốn tại 51 DN, trong đó bán hết vốn tại 47 DN (đạt khoảng 38% so với danh mục bán vốn được giao), bán bớt vốn tại 4 DN. Tổng giá trị thu được là 20.110 tỷ đồng trên giá vốn là 3.469 tỷ đồng, chênh lệch bán vốn là 16.642 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5,8 lần (cao hơn mức bình quân cả nước giai đoạn 2011-2015 là 1,48 lần). Trong 6 tháng đầu năm 2019, SCIC đã bán vốn thành công tại 4 DN gồm Công ty CP Cơ khí Tuyên Quang, Công ty CP Công nghệ điện tử, cơ khí và môi trường EMECO, Công ty CP Phát triển nhà Cần Thơ, Công ty CP nước khoáng Sơn Kim với doanh thu thu được là gần 166 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với giá vốn.
Trọng trách mới có nặng nề?
Mới đây, trọng trách của SCIC càng trở nên nặng nề hơn khi đứng trước thực tế công tác thoái vốn diễn ra quá chậm trễ. Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, DNNN, người đại diện phần vốn tại DN có vốn nhà nước xây dựng lộ trình, thời gian cụ thể để triển khai việc thoái vốn tại DN theo Quyết định 1232/QĐ-TTg (ngày 17/8/2017); rà soát các đơn vị thoái vốn chưa thực hiện được trong giai đoạn 2016 - 2018 để chuyển giao sang SCIC thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2019 - 2020. Thời gian chuyển giao các DN chưa thoái vốn về SCIC là trước ngày 31/3/2019. Như vậy, nếu xét theo danh mục DN phải thoái vốn theo Quyết định 1232 thì con số DN phải chuyển giao về SCIC trong năm 2019 sẽ là rất lớn.
Tuy nhiên, trên thực tế việc chuyển giao các DN chưa tiến hành thoái vốn giai đoạn 2017-2018 sang SCIC để SCIC tiếp tục thực hiện thoái vốn theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đến nay chưa đạt được kết quả như mong đợi. Theo ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC, sau khi có Chỉ thị 01/CT-TTg, SCIC đã phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN gửi công văn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương cung cấp danh sách DN chưa thoái vốn phải bàn giao về SCIC và đã nhận được danh sách DN chưa thoái vốn. Nhưng ngoại trừ Bộ Công Thương và Bộ VH-TT&DL bàn giao DN chưa thoái vốn theo đúng quy định, các bộ, ngành, địa phương còn lại hoặc chưa bàn giao hết, hoặc không bàn giao DN nào. Ông Lê Song Lai cho biết, trong công văn phản hồi mà SCIC nhận được, các bộ, ngành, địa phương đều thừa nhận gặp khó khăn trong việc thoái vốn nên chưa thoái được nhưng xin được tiếp tục quản lý DN và tiếp tục thoái vốn trong năm 2019 và năm 2020 theo đúng tinh thần của Quyết định 1232/QĐ-TTg.
Theo ước tính, có khoảng 70 DN thuộc đối tượng này sẽ được chuyển giao trong thời gian tới, nâng tổng số lên khoảng 100 DN sẽ được bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC. Trước đó, cũng theo Quyết định 1232, giai đoạn 2017 - 2020, các bộ, ngành, địa phương phải chuyển giao về SCIC 62 DN (4 DN năm 2017, 55 DN năm 2018, 3 DN năm 2019), nhưng đến nay mới chỉ có 32/62 DN đã thực hiện chuyển giao. Cụ thể, hết năm 2018, mới hoàn thành chuyển giao 30/62 DN với tổng vốn nhà nước là 4.069 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, có thêm 2 DN bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC (Công ty CP Phát triển văn hóa du lịch Vũng Tàu với số vốn nhà nước là 751 triệu đồng, Tổng công ty Thép Việt Nam với số vốn 6.368 tỷ đồng).
Cũng theo chia sẻ của một lãnh đạo SCIC, với kinh nghiệm tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN quy mô lớn, thậm chí quy mô cỡ tập đoàn kinh tế như Vinatex thì việc tiếp nhận hơn 100 DN này không quá khó khăn, vì tuyệt đại đa số DN trong số này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với một số DN mà SCIC đã tiếp nhận trước đó không lâu. Riêng năm 2018, SCIC đã tiếp nhận 14 DN từ các bộ ngành, địa phương với số vốn tiếp nhận lên tới 4.055 tỷ đồng, gấp nhiều lần các năm trước với nhiều DN quy mô lớn như Vinatex, Licogi, Seaprodex (Tổng công ty Thủy sản Việt Nam)…
Khó khăn từ nhiều phía
Việc tiếp nhận có thể không quá khó khăn, song việc tiếp tục thoái vốn nhà nước tại các DN này trong thời gian tới rõ ràng không phải là bài toán đơn giản cho SCIC bởi nhiều DN CPH, thoái vốn trong giai đoạn này có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, phạm vi hoạt động rộng, phức tạp về tài chính, đất đai, xác định giá trị DN, trong khi nhiều quy định mới về CPH, thoái vốn mới được ban hành theo hướng chặt chẽ hơn, nhằm tránh thất thoát tài sản nhà nước, do đó quy trình, thời gian thực hiện kéo dài hơn. Bản thân công tác thoái vốn của SCIC thời gian qua cũng đã và đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính nguyên tắc nên trong quá trình thực hiện, các DNNN thường xuyên phải hỏi ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, còn có sự khác biệt giữa quy định hiện hành về bán vốn nhà nước và thông lệ quốc tế. Chưa kể, theo quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP, việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN để bán vốn có thể dẫn đến nhiều bất cập. “Do sự thiếu vắng các quy định pháp lý cụ thể về việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị DN trong thoái vốn nhà nước nên đã tạo ra những rủi ro pháp lý rất lớn cho người ra quyết định thoái vốn”, ông Trần Nguyên Nam cho biết thêm.
Về phía DN là đối tượng thoái vốn, tồn tại, vướng mắc thể hiện ở tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc đã có cổ đông khác sở hữu chi phối (trên 51%) tại DN, làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước. DN làm ăn yếu kém, thua lỗ kéo dài, không có lợi thế về đất đai, DN có nhiều mâu thuẫn nội bộ, tranh chấp giữa các nhóm cổ đông, ban lãnh đạo DN có vi phạm pháp luật và đang bị xử lý. Giá khởi điểm bán vốn quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư, phương thức bán vốn đôi khi còn cứng nhắc, thời điểm bán vốn không phù hợp…
Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của SCIC trong hoạt động thoái vốn nhà nước, SCIC đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy công tác thoái vốn. Theo đó, đại diện SCIC lưu ý, các bộ, địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC.
Đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP và Thông tư 59/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 32 theo hướng giảm giá khởi điểm bán vốn, xem xét bỏ bước chào bán cạnh tranh trong quy trình bán cổ phần, bổ sung trường hợp được bán cả lô cổ phần nhằm bán hết cổ phần nhà nước tại DN.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tách bạch quá trình bán vốn và việc thu hồi nợ theo hướng việc theo dõi và thu hồi nợ cần được coi là công việc thường xuyên cả trước, trong và sau khi bán cổ phần đối với các DN.
Đại diện SCIC cũng đề xuất cho phép SCIC thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và các tổ chức mua bán nợ trên thị trường như DATC hay VAMC. Nếu cơ chế này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các DN theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC/VAMC, qua đó giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình CPH toàn bộ vốn nhà nước tại DN. Đồng thời, DATC/VAMC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ lãnh đạo DN cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Ông Trần Nguyên Nam, Phó trưởng ban Phụ trách Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC: Theo quy định hiện hành, trước khi thực hiện thoái vốn tại DN, SCIC phải xử lý dứt điểm công nợ của DN với SCIC và Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN do SCIC quản lý. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, việc không trả nợ hoặc chậm trả nợ xuất phát từ nguyên nhân khách quan, chủ yếu là DN làm ăn khó khăn, thua lỗ kéo dài và không đủ năng lực tài chính để trả nợ. Trong những trường hợp này, việc yêu cầu thu hồi nợ của DN trước khi thoái vốn là không khả thi, trong khi nếu không thoái vốn thì khả năng tiếp tục mất vốn nhà nước là rất lớn do DN tiếp tục lún sâu vào thua lỗ. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Từ tháng 10, tiếp viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid
- ·Phát hiện gây sốc tại ngôi mộ chứa 42 thi thể ở Palmyra
- ·Mỹ: Trung Quốc biện minh không quân sự hóa Biển Đông là giả tạo
- ·Thái Lan: Thủ lĩnh Áo Đỏ thách thức chính quyền quân sự
- ·Chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND TP Hà Nội quản lý
- ·Tại sao Nga bất ngờ cung cấp máy bay Su
- ·Đài Loan bắn nhầm tên lửa vào tàu cá, một người Việt bị thương
- ·Mỹ nới lỏng các yêu cầu an ninh đối với tàu thuyền tới Cuba
- ·Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Tiếp tục lao dốc
- ·Kênh truyền hình Al
- ·Tìm giải pháp giúp miền Trung
- ·50 khách người Nga thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay Flydubai
- ·Cảnh báo âm mưu đánh bom thành phố lớn nhất miền Nam Thái Lan
- ·Nga bắn thử thành công “sát thủ diệt tăng” Kornet
- ·Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ
- ·Nga phát triển dòng máy bay cường kích thế hệ mới
- ·Thái Lan bắt nhiều nhân vật chính trị sau hàng loạt vụ đánh bom
- ·Bỉ và Đức trao đổi dữ liệu về ADN để tăng cường chống khủng bố
- ·Thị trường nông sản: Giá gạo Thái rơi xuống mức thấp của hai tháng
- ·Anh rời EU: Anh đối mặt khủng hoảng, EU sẽ tan rã?