【keo hang anh】Vay tiền qua mạng
Để có thể vay tiền qua mạng,ềnquamạkeo hang anh người sử dụng được hướng dẫn tải các ứng dụng có sẵn từ Google Play hoặc Appstore về điện thoại thông minh của mình và cung cấp ảnh, phôtô chứng minh nhân dân (hoặc giấy phép lái xe) và sổ hộ khẩu cùng số tài khoản ngân hàng. Như vậy, hồ sơ vay tiền qua internet đã hoàn thành một cách đơn giản, có thể được vay đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền vay sẽ gửi vào tài khoản người được vay. Lịch trả nợ, số tiền đóng hằng tháng sẽ được thông báo trên điện thoại của người vay.
Lãi suất cho vay qua mạng được quảng cáo dao động khoảng 16% một năm. Nhưng đó chỉ là chiêu trò bẫy người vay tiền và lách luật của những kẻ cho vay nặng lãi: Vì theo quy định của pháp luật, lãi suất cho vay tối đa không quá 20% một năm song người vay lại bị tính rất nhiều loại phí như: phí quản lý hồ sơ, phí dịch vụ, phạt chậm trả tiền... tổng cộng lãi suất có thể lên tới trên 1.000%/năm. Điển hình như tháng 11-2019, Bộ Công an đã triệt phá một nhóm người Trung Quốc cho vay nặng lãi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam với lãi suất lên tới 1.600%/năm. Một nạn nhân tên V.A ở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Do khó khăn nên chị đồng ý vay 5 triệu đồng, thời hạn 3 tháng. Sau khi hoàn tất thủ tục, tiền được chuyển ngay vào tài khoản nhưng khi giải ngân chị chỉ được nhận 2,3 triệu đồng, số tiền còn lại bị trừ vào lãi suất của tháng đầu tiên và các loại phí. Bức xúc, chị V.A điện hỏi thì được giải thích và gợi ý vay thêm khoản vay khác để có đủ 5 triệu đồng, cứ như vậy người vay bị đưa vào tròng và số nợ ngày một cao lên. Từ chỗ vay 5 triệu, sau 3 tháng số nợ của chị V.A lên tới trên 60 triệu đồng. Do chưa có tiền thanh toán, chị V.A liên tục nhận được điện thoại của “nhân viên tín dụng” đòi nợ, đe dọa... Chịu không nổi, chị V.A phải huy động gia đình, bạn bè hỗ trợ, cho vay để hoàn trả khoản nợ đã vay.
Hiện nay, các ứng dụng cho vay trực tuyến phổ biến như Vaytocdo, Moreloan, VD online... Hoạt động cho vay tiền qua mạng đang lách luật vì các tổ chức này không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Họ đăng ký là công ty tư vấn đầu tư, môi giới cho vay tiền, hình thức giao dịch cá nhân, giao dịch dân sự, đặc biệt là lãi suất được “núp bóng” dưới các dạng “phí” nên cơ sở pháp lý để xử lý hoạt động này chủ yếu là Luật Dân sự nên chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn và hậu quả là người vay tiền qua mạng thiệt đơn, thiệt kép.
Nắm bắt tâm lý của người dân đa số thích sử dụng mạng xã hội trong khi nhiều người có nhu cầu vay tiêu dùng với khoản vay quy mô nhỏ nhưng hiện bị các ngân hàng, công ty tài chính bỏ qua hoặc được vay nhưng thủ tục chặt chẽ và đây chính là mảnh đất màu mỡ của “cho vay nặng lãi”. Nhiều người cần tiền gấp, thấy vay tiền dễ dàng thường ít để ý tới cái bẫy khi được giới thiệu vay tiền qua mạng. Khi số tiền nợ ngày càng tăng lên họ mới hốt hoảng nhận ra mình bị rơi vào tròng và khi đó mới thấm hậu quả của việc vay tiền qua internet.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Bù Đăng: Hỏa hoạn thiêu rụi nhà dân
- ·Bình Long: Tập huấn công tác đội trường học
- ·Khám sàng lọc cho bệnh nhân mổ mắt miễn phí
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·6 tháng, doanh số cho vay đạt 58.932 tỷ đồng
- ·Thị trấn Rạch Gốc quyết tâm giảm nghèo
- ·Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn vào đất liền chữa trị
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Anh Đào Chí Dũng sáng chế máy làm giá sạch
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Du lịch Ngọc Hiển "cất cánh"
- ·Ngành ngân hàng tạo “kênh” kinh doanh
- ·Giảm sai sót khai thuế điện tử
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Marathon: Tạo năng lượng tích cực
- ·Phát động hội thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Bình Phước
- ·Vốn tín dụng chính sách về xã bãi ngang
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Việt Nam sau đại dịch COVID