会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket quả bóng đá ý】Nhiều vấn đề cần điều chỉnh trong quy hoạch đầm Thị Tường!

【ket quả bóng đá ý】Nhiều vấn đề cần điều chỉnh trong quy hoạch đầm Thị Tường

时间:2024-12-23 14:58:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:259次

Báo Cà Mau(CMO) Dự án “Quy hoạch khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được xem là khá cấp thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai dự án quy hoạch này, nhiều thành viên trong hội đồng thẩm định đánh giá còn nhiều vấn đề cần được điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi khi đưa vào thực tế.

Theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 27/3/2015 của UBND tỉnh, mục tiêu lớn nhất của quy hoạch đầm Thị Tường là phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, cân bằng sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Đồng thời, giúp người dân nghèo địa phương có nguồn thu nhập ổn định, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tốt hơn.

Quy hoạch chưa sát thực tế

Chính vì tính cấp thiết và quan trọng nên dự án quy hoạch lần này được các cấp chính quyền, người dân quan tâm.

Tại buổi báo cáo thông qua quy hoạch do đơn vị tư vấn là Viện Kỹ thuật biển tổ chức trung tuần tháng 9 vừa qua, Kỹ sư Lý Văn Nhạn, Phó Ban Quản lý khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, nhận định, trong dự án quy hoạch còn thiếu khâu đánh giá thực trạng đầm Thị Tường. Không đánh giá được thực trạng thì việc bảo tồn khó thực hiện. Trong quy hoạch chưa có điều tra, thống kê các loài đặc hữu của khu vực này mà chỉ thống kê chủ yếu các loài nuôi trong dân như: chồn, cầy hương, nhím… là chưa sát với thực tế.

Đầm Thị Tường là nơi sinh sản của nhiều loài thuỷ sản.

"Điều hết sức khó hiểu là trong quy hoạch, tác giả thống kê nhiều loại chim như: “di dá, di cam, choi choi... đây là những loài chim không có ở Cà Mau”, ông Nhạn nhận định.

Bên cạnh đó, trong quy hoạch tác giả đưa ra 12 loài cá có nguy cơ bị huỷ diệt như: cá đối, cá nâu, cá lưỡi trâu… “Trên thực tế đây là những loài đang phát triển khá mạnh ở Cà Mau, trong khi một số loài đặc sản của tỉnh có nguy cơ bị huỷ diệt thật sự thì không được thống kê đưa vào quy hoạch để bảo tồn. Đặc biệt hơn, trong quy hoạch tác giả còn nêu ở Cà Mau phát triển mạnh mô hình nuôi cá ba sa, loại cá gần như không có ở tỉnh”, ông Nhạn cho biết.

Trong quy hoạch còn đưa ra một vấn đề mà theo đánh giá là chưa sát với thực tế. Đó là chính sách hỗ trợ, khen thưởng người dân nuôi động vật hoang dã (?). Đây là chính sách đang đi ngược với chủ trương khuyến khích người dân khi bắt được động vật hoang dã phải thả về rừng, về tự nhiên.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của đơn vị tư vấn, một trong những nguyên nhân khiến hệ sinh thái đầm Thị Tường bị suy thoái là do các loại gỗ ngoại lai như keo, tràm bông vàng, bạch đàn hay do yếu tố tâm linh...

Theo ông Sử Văn Minh, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, đây là nhận định cần xem xét lại cho sát với thực tế. Trong khi đó, nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm là do sự bồi lắng của con sông Mỹ Bình thì không được nhắc tới. Chính sự bồi lắng này khiến nhiều loài thuỷ sản không thể vào đây sinh sản.

Trong quy hoạch đề ra một số dự án ưu tiên, tên dự án, phương pháp thực hiện theo đánh giá của các thành viên hội đồng thẩm định có nhiều vấn đề chưa sát với thực tế của đầm Thị Tường. Trong phần kết luận, tác giả dự án ghi nhận 419 loài sinh vật có mặt trên đầm mà không ghi từ kết quả nghiên cứu nào. Trong khi đó, ông Nhạn cho biết, đến nay chưa có dự án nào nghiên cứu thống kê số loài hiện nay trên đầm.

“Đầm Thị Tường là một trong những đầm nước ngọt lớn nhất vùng ĐBSCL”, đó là câu tác giả đã nhận định trong phần kiến nghị của báo cáo quy hoạch, trong khi từ xưa đến nay đầm Thị Tường luôn là đầm nước lợ.

Ngoài ra, quy hoạch cần xác định được hành lang tác động đến khu bảo tồn, vì đơn vị tư vấn quy hoạch chỉ gói gọn trong diện tích của đầm hiện nay là 700 ha. Theo ông Nhạn, như vậy là chưa đúng với mục tiêu của khu dữ trữ thiên nhiên nên cần xem lại để có điều chỉnh hợp lý.

"Bỏ quên" sinh kế cho người dân

Một trong những vấn đề quan trọng mà đơn vị tư vấn chưa quan tâm nhiều và gần như đang bị "bỏ quên" chính là đảm bảo sinh kế cho người dân. Đầm Thị Tường có diện tích khoảng 700 ha, là đầm lớn nhất khu vực ĐBSCL và là 1 trong 3 đầm rất quan trọng trong cả nước. Đây là vùng ngập nước quanh năm được tạo nên do bồi lắng phù sa của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và hệ thống kinh rạch xung quanh. Hiện nay, đầm Thị Tường có khoảng 680 hộ dân tham gia khai thác thuỷ sản, thuộc 5 xã (Phong Điền, Phong Lạc, Phú Thuận, Phú Mỹ và Hoà Mỹ) của 3 huyện (Trần Văn Thời, Phú Tân và Cái Nước).

Gần 90% hộ dân quanh đầm Thị Tường sống dựa vào nguồn lợi thuỷ sản từ đầm.

Những con số trên cho thấy, đầm Thị Tường có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trong quy hoạch, từ đánh giá thực trạng, mục tiêu và giải pháp, vấn đề sinh kế cộng đồng chưa được đề cập nhiều để giải quyết một cách triệt để. Phát biểu tại buổi thông qua báo cáo quy hoạch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, đánh giá, các ý kiến của thành viên hội đồng đều xác đáng và đơn vị tư vấn cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch.

Đặc biệt, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh, đơn vị tư vấn phải nghiên cứu nhiều hơn giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân. Nếu không đảm bảo được sinh kế cho người dân thì các mục tiêu khác khó có thể triển khai thực hiện được. Theo đó, các giải pháp cũng phải đi đến cùng cho 2 nhiệm vụ bảo tồn và sinh kế theo hướng cụ thể.

Từ bao đời nay, đầm Thị Tường được xem là nguồn sống của các hộ dân quanh khu vực này nhờ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trong đầm. Anh Nguyễn Minh Đương, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, cho biết, anh là thế hệ thứ hai sống dựa vào nguồn lợi của đầm, nếu không cho mưu sinh trên đầm, gia đình không biết sống bằng nghề gì, bởi không đất, không nghề nghiệp, chỉ có nguồn lợi của đầm nuôi sống gia đình.

Nhắc đến cuộc sống trên đầm Thị Tường hiện nay không thể bỏ qua gia đình ông Hai Hùng (Nguyễn Văn Hùng), ấp Tân Lập, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời. Từ lâu, người dân địa phương quen gọi ông bằng cái tên “vua đầm”. Không chỉ đánh bắt thuỷ sản mà thu nhập chính của gia đình ông còn phụ thuộc vào nghề làm du lịch trên đầm.

Từ những trường hợp cụ thể trên, cùng với hiện trạng của đầm Thị Tường, ông Nhạn khẳng định, nếu không giải quyết được sinh kế cho người dân thì không thể nào bảo tồn được đa dạng sinh học của đầm Thị Tường. Bởi hiện nay có đến 90% dân trong khu vực tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên đầm.

Ông Nhạn đề xuất, nên học hỏi và áp dụng theo mô hình cộng đồng quản lý ở đầm Phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ở đó, tất cả các hoạt động từ khai thác đánh bắt cá cho đến quy hoạch nuôi phục hồi các loài, trồng cây gây rừng… đều do người dân cùng quản lý thực hiện. Mô hình này mang lại hiệu quả rất cao từ bảo tồn cho đến phát triển kinh tế của người dân./.

Nguyễn Phú

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Chị em song sinh cùng đỗ ĐH...nhưng tiền đâu đi học?
  • Startup vũ trụ ảo Việt Nam nhận đầu tư từ nhiều quỹ quốc tế
  • Tổng giám đốc Smartlink, bà Nguyễn Tú Anh làm Chủ tịch NAPAS
  • Bkav chuẩn bị ra 4 điện thoại, sắp cho đặt hàng tai nghe không dây
  • Hạnh phúc lành lặn của đôi chim sẻ tật nguyền
  • Lý do những người như Elon Musk vẫn được mến mộ
  • Vocarimex giải bài toán thuế tự vệ dầu thực vật về 0%
  • Ông Dương Công Minh được bầu vào “ghế nóng” Sacombank
推荐内容
  • Thời gian nhạt bóng
  • Vũ trụ ảo không cứu nổi Facebook
  • Soi dàn xe sang xế xịn của Độ Mixi, giá 'sương sương' cũng gần 4 tỷ đồng
  • Người Sài Gòn mong xe ôm công nghệ hoạt động trở lại
  • Không cấp dưỡng nuôi con, không cho gặp con?
  • Vì sao Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta?