【kết quả trận ngoại hạng anh】Trung Quốc với tham vọng biến sa mạc thành đất canh tác
Trung Quốc vừa kết thúc chiến dịch giảm thiểu sa mạc hóa bằng việc khép kín vành đai cây xanh dài 3.000km bao quanh sa mạc lớn nhất nước này sau 46 năm.
Công nhân trồng cây thông ở sa mạc Kubuqi (Nội Mông,ốcvớithamvọngbiếnsamạcthnhđấkết quả trận ngoại hạng anh Trung Quốc), một phần của chiến dịch “Vạn Lý Trường Thành xanh”. Ảnh: SCIENCE PHOTO
Nhân Dân nhật báo cho biết các công nhân đã trồng xong 100m cây xanh cuối cùng vào ngày 28-11. Khu vực trồng là ở rìa phía Nam của sa mạc này, nằm trong địa giới khu tự trị Tân Cương.
Sự kiện này kết thúc chiến dịch kéo dài 46 năm của Trung Quốc nhằm giảm thiểu hiện tượng sa mạc hóa và ngăn chặn các cơn bão cát thường xuyên hoành hành tại nhiều khu vực.
Chiến dịch - còn được biết là Vạn Lý Trường Thành xanh - được triển khai từ năm 1978 với tên gọi Rừng vành đai bảo vệ ba miền Bắc của Trung Quốc (TSFP).
Cho đến hiện tại, có hơn 30 triệu héc-ta cây xanh đã được trồng.
Nhân Dân nhật báo cho biết chiến dịch này đã giúp tỷ lệ che phủ rừng của Trung Quốc tăng đáng kể, vượt mức 25% vào cuối năm 2023. Đây là mức tăng 15% so với năm 1949.
Theo một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong bốn thập kỷ qua, hơn 7,88 triệu héc-ta cây chắn gió đã được trồng, 336.200km2 sa mạc hóa đã được phủ xanh và hơn 10 triệu héc-ta đồng cỏ đã được bảo vệ hoặc phục hồi. Đồng thời, ở Cao nguyên Hoàng Thổ, độ che phủ của cỏ và rừng đã tăng khoảng 60%, lượng phù sa tích tụ ở sông Hoàng Hà đã giảm đi đáng kể. Các hình ảnh vệ tinh của NASA xác nhận rằng độ che phủ của rừng đã tăng lên ở Trung Quốc trong 20 năm qua nhờ các nỗ lực bảo tồn khác nhau của chính phủ Trung Quốc.
Ngoài Vạn Lý Trường Thành Xanh, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp khác để ngăn chặn sự phát triển của sa mạc. Bắt đầu từ đầu những năm 2000, một loạt luật được thông qua cũng giải quyết vấn đề này với nỗ lực trả lại một số vùng đất trồng trọt và chăn thả gia súc về trạng thái rừng che phủ hoặc đồng cỏ.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy, các vùng đất khô hạn, bao gồm cả những vùng sa mạc rộng lớn, chiếm 41,3% tổng diện tích đất của trái đất. Điều gì sẽ xảy ra nếu một lượng lớn đất này có thể được chuyển đổi thành đất màu mỡ có khả năng canh tác? Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, nước có tổng diện tích đất là 3,5 triệu dặm vuông, nhưng chỉ 12% trong số đó có thể trồng trọt được.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao thông Trùng Khánh (Trung Quốc) tuyên bố đã phát triển một công nghệ mới có thể chuyển đổi sa mạc thành đất nông nghiệp. Thoạt nhìn, ý tưởng chuyển đổi sa mạc thành đất nông nghiệp có vẻ có lợi cho nông nghiệp, kinh tế, tái trồng rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, tác động của việc chuyển đổi sa mạc và đồng cỏ sang đất canh tác có thể gây ra những tác động quy mô lớn đến khí hậu, đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tổng thể của trái đất, cần được nghiên cứu thấu đáo.
Công nghệ được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Giao thông Trùng Khánh bao gồm một chất nhão làm từ xenlulo thực vật, có thể cải thiện đáng kể khả năng giữ nước, khoáng chất, không khí, vi khuẩn và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Loại keo này đã được áp dụng cho một mảnh đất rộng 1,6ha đầy cát ở sa mạc Ulan Buh, thuộc Khu tự trị Mông Cổ. Theo thời gian, khu đất này đã được chuyển đổi thành đất trồng trọt màu mỡ có khả năng sản xuất cà chua, lúa, dưa hấu, hoa hướng dương và ngô.
Giáo sư Yang Qingguo thuộc Đại học Jiaotong giải thích: “Chi phí vật liệu nhân tạo và máy móc để biến cát thành đất thấp hơn so với cải tạo và nông nghiệp môi trường có kiểm soát”.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, những cây trồng trên đất cát mang lại năng suất cao hơn cây trồng sử dụng cùng một lượng nước cần thiết để phát triển trên đất canh tác bình thường. Hơn nữa, lượng phân bón cần thiết cho cây trồng thấp hơn so với lượng phân bón cần thiết cho sự phát triển của rau trên các loại đất khác.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học Yi Zhijian và Zhao Chaohua, kết quả đã được công bố vào năm 2016 trên tạp chí tiếng Anh Engineering, được phát hành bởi Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (CAE). Kỹ thuật do các nhà nghiên cứu thực hiện cũng đã được trình bày tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), một sáng kiến bắt đầu vào năm 1994, với mục đích ngăn chặn tiến trình sa mạc hóa vào năm 2030 thông qua việc hợp tác toàn cầu và các chiến lược dài hạn.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Chuyện về "người lái đò" xứ Nghệ nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2023
- ·Nổi bật tuần qua: Thiếu niên "đầu trần" vượt ẩu gây tai nạn trực diện
- ·Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo nóng về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Đấu giá 50 lô đất tại huyện Phúc Thọ, ít hồ sơ tham gia
- ·Đạo diễn Võ Thanh Hòa trải nghiệm "Kính vạn hoa" trên tivi Sony BRAVIA 9
- ·Điểm tuần: Ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia; iPhone 16 gặp lỗi
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Samsung biến tư duy thiết kế trở thành văn hóa trong cải tiến
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Giá MacBook Air M3 giảm sâu tại Việt Nam
- ·Điểm chuẩn Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cao nhất 25,57
- ·Trạm sạc ảnh hưởng đến quyết định mua xe điện của người Mỹ
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Giáo sư đại học danh tiếng bị khóa tài khoản X vì chỉ trích Elon Musk
- ·Lừa đảo giả mạo nhân viên ngân hàng tư vấn nâng cấp thẻ tín dụng
- ·Khách mua iPhone 16 Pro Max nhận hộp rỗng, Giao Hàng Tiết Kiệm nói gì?
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Chip Qualcomm mắc lỗi, hàng trăm triệu điện thoại có thể bị xâm nhập từ xa