【bang xep hang ita】Mô hình đặc khu kinh tế: Trao quyền lớn nhưng trách nhiệm chưa rõ ràng
Ngày 4/4,ôhìnhđặckhukinhtếTraoquyềnlớnnhưngtráchnhiệmchưarõràbang xep hang ita Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về một số dự án luật chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp tới đây, trong đó có dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (ĐVHCKTĐB).
Đây được coi là dự án luật khó, phức tạp, với nhiều chính sách mới, mang tính thử nghiệm, đột phá. Bên lề phiên họp, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Lê Thanh Vân - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách về dự án luật này.
PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tính hấp dẫn của các đặc khu kinh tế với những nội dung quy định tại dự thảo?
Đại biểu Lê Thanh Vân:Mô hình tổ chức chính quyền của đặc khu là một trong những nội dung sẽ hấp dẫn nhà đầu tư, mà trong đó theo tôi, điều hấp dẫn nhất phải là sự minh bạch trong hoạt động của chính quyền
Ở đây tôi muốn nói đến phương thức tổ chức của chính quyền, làm sao bảo đảm cải cách thủ tục hành chính ở mức cao nhất, đi cùng với môi trường đầu tư minh bạch. Nếu như quy định minh bạch mà các hành vi tham nhũng, gây rối, cản trở nhà đầu tư vẫn diễn ra trên thực tế thì không thể thu hút đầu tư.
Một điều quan trọng nữa là sự ứng xử văn hoá, gồm văn hoá kinh doanh, văn hoá ứng xử của chính quyền, nhân dân đặc khu với nhà đầu tư, đó chính là điều hấp dẫn. Những ưu đãi về thuế, về quyền sử dụng mặt đất, mặt nước, thời gian sử dụng đất, theo tôi không quan trọng. Dù luật quy định nhiều ưu đãi mà trên thực tế, bộ máy vẫn không khắc phục được tham nhũng, vẫn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho nhà đầu tư thì “đại bàng” làm sao đến?
PV: Vậy theo ông, dự thảo luật cần quan tâm sửa đổi, bổ sung những nội dung gì?
ĐB Lê Thanh Vân: Tôi cho rằng một số vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung. Thứ nhất là tên gọi của dự thảo luật. Có sự xung đột về thẩm quyền trong quyết định cấp đơn vị hành chính. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền thành lập các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Còn UBTVQH là cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị hành chính cấp huyện. Tuy nhiên, với tên Luật ĐVHCKTĐB thì không xác định đơn vị đó là cấp nào.
Tại dự thảo mới có xác định cấp huyện, nhưng là cấp huyện thì thuộc thẩm quyền của UBTVQH, còn cơ quan đặt ra thiết chế pháp lý này lại là Quốc hội. Do đó, tôi vẫn đề nghị luật này đặt ra các thiết chế pháp lý là luật chung. Còn việc thành lập các đặc khu cụ thể thuộc thẩm quyền của UBTVQH thì đảm bảo linh hoạt hơn, nhất là khi chúng ta chưa lường được mô hình này thành công hay thất bại.
Thứ hai là các nhóm chính sách ưu đãi đầu tư. Chúng ta không thể thu hút đầu tư bằng miễn giảm thuế. Thực ra việc ưu đãi về thuế, về tiền thuê mặt đất, mặt nước là những khoản tiền ứng trước ngân sách, thay vì thu thì miễn cho họ, tức là bỏ sẵn một khoản tiền mà đáng nhẽ chúng ta thu về. Ở đây sẽ có nguy cơ trục lợi chính sách. Nhiều nhà đầu tư tranh thủ cơ hội của thời gian ưu đãi rồi tháo lui thì đó chính là thiệt hại cho Nhà nước.
Còn về thời hạn cho thuê đất, đây là những vị trí rất quan trọng về an ninh, chủ quyền quốc gia do đó phải hết sức thận trọng. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ bằng cơ sở pháp lý, tạo cơ chế nhượng địa cho nhà đầu tư khi chúng ta khó kiểm soát được việc tổ chức sản xuất, kinh doanh trên mảnh đất mà họ được thuê quá dài như vậy.
Hiện nay dự thảo luật không có điều kiện về thu hồi đất. Cần phải đặt ra những chế định chặt chẽ để bảo đảm nhà đầu tư thuê đất thì phải thực hiện đúng mục đích, nếu không sẽ bị thu hồi, bị phạt. Có như vậy mới giữ được lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
Một vấn đề nữa tôi rất băn khoăn là thẩm quyền của các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương đối với đặc khu. Đây là một mô hình mà chúng ta coi là đột phá vì nó khác thường. Nhưng đột phá đó phải tuân theo logic về mặt quyền lực, đó là cơ chế giám sát quyền lực.
Chúng ta đang mô phỏng Luật Tổ chức chính quyền địa phương với một vài đột phá trong cơ cấu tổ chức chính quyền của đặc khu. Với sự đan xen thẩm quyền giữa trung ương với đặc khu, chính quyền cấp tỉnh với đặc khu như vậy, trách nhiệm thẩm quyền gần như đan xen, không rạch ròi. Đặc biệt là thẩm quyền của chủ tịch đặc khu quá lớn trong khi đó trách nhiệm, chế tài đi cùng không có.
PV: Tuy nhiên tại dự thảo mới, số lượng thẩm quyền của chủ tịch đặc khu đã giảm nhiều so với dự thảo trước, vậy đã phù hợp hay chưa?
Đại biểu Lê Thanh Vân:Số lượng thẩm quyền không quan trọng, mà nhóm thẩm quyền mới quan trọng. Quan trọng hơn là cơ chế kiểm soát quyền lực, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đấy. Thẩm quyền trao cho chủ tịch đặc khu rất rộng, nhiều việc chỉ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên chế độ trách nhiệm gần như không có. Các chế tài xử lý vi phạm chủ yếu lấy lại từ các luật hiện có của những mô hình bình thường, như vậy là chế tài bình thường để xử lý cho quyền lực cao hơn là không bình đẳng.
Cuối cùng, có hai điều tôi băn khoăn. Thứ nhất, chúng ta đã có chủ trương khá nhất quán là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, thì cao hơn nữa phải là không đánh đổi chủ quyền để phát triển kinh tế. Tư tưởng đó phải được quán triệt trong dự thảo luật.
Thứ hai là khi đạo luật này ra đời với ưu đãi vượt trội thì chúng ta ứng xử như thế nào với các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Những vùng xa xôi hẻo lánh, khó khăn… tại sao lại không có các ưu tiên kích hoạt mạnh về chính sách ưu đãi như vậy. Rõ ràng 3 mảnh đất này tự thân đã có lợi thế, thiên nhiên đã ưu đãi vượt trội.
Thời gian qua, Nhà nước đã đầu tư vào đây số tiền rất lớn cho hạ tầng, giờ lại cộng thêm các chính sách ưu đãi về thuế, đất, thủ tục,… thì phải nhận diện như thế nào về sự công bằng trong ứng xử giữa các đơn vị hành chính. Đó là một loạt những vấn đề mà tôi thấy trong luật này cần giải quyết thoả đáng.
PV: Xin cảm ơn đại biểu!
H.Y
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bộ TT&TT ủng hộ 700 triệu tới đồng bào miền Trung bão lũ
- ·Dự đoán thời điểm giá bất động sản đạt đỉnh mới
- ·Giải bài toán nhà giá rẻ, không nên chỉ trông vào doanh nghiệp
- ·Đường Nguyễn Thị Minh Khai nhanh xuống cấp, người dân bức xúc
- ·Muốn khai sinh cho con, cha mẹ phải đăng ký kết hôn
- ·Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản
- ·Tội chống người thi hành công vụ
- ·Bình Định dự kiến có 24 dự án nhà ở xã hội sẽ được triển khai
- ·‘Niềm tự hào người Chứt’ tiếp tục được đến trường
- ·Những xu hướng mới của BĐS nghỉ dưỡng năm 2020
- ·Con tim bẩm sinh, mẹ nuốt nước mắt xin giúp đỡ
- ·Quản lý bất động sản 4.0
- ·Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- ·Học sinh nghèo trả lại 18 triệu đồng nhặt được
- ·Góc khuất
- ·Người mua nhà vỡ mộng khi chủ đầu tư “quên” xây tiện ích
- ·Cần điều chỉnh lại giá bồi thường đất phù hợp
- ·TP.HCM: Xử lý triệt để việc san lấp sông, kênh, rạch trong các dự án xây dựng
- ·Kết hôn với con gái của chị họ được không?
- ·Nóng trái phiếu doanh nghiệp địa ốc