【tỷ số hiệp 1】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bình Định ưu tiên nguồn lực để mở rộng không gian phát triển kinh tế
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định,ộtrưởngNguyễnChíDũngBìnhĐịnhưutiênnguồnlựcđểmởrộngkhônggianpháttriểnkinhtếtỷ số hiệp 1 ngày 7/7 |
Khôn ngoan lựa chọn dự ánưu tiên
Tiếp tục chuyến công tác tới một số địa phương, với mục đích nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tưtoàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngày 7/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định.
Tại cuộc làm việc này, đã có tới 13 kiến nghị được lãnh đạo tỉnh Bình Định gửi tới Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chẳng hạn, tỉnh đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam (đoạn Quảng Ngãi - Bình Định); dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; hay nâng cấp các tuyến quốc lộ 19B, 19C đoạn qua tỉnh Bình Định...
Các đề xuất liên quan đến việc đưa các dự án đầu tư xây dựng cầu Thị Nại 2; tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối cảng Quy Nhơn; đường ven biển; đập dâng Phú Phong; cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão Tam Quan… cũng đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đề cập.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Bình Định cần thu hút được nhà đầu tư chiến lược, dự án động lực, có tác động lan tỏa. |
“Với mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Định trở thành một trong những địa phương phát triển của khu vực miền Trung, nhu cầu đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 là rất lớn”, ông Hồ Quốc Dũng nói và thẳng thắn đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, giao tổng nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2025 tăng tối thiểu 10% so với giai đoạn 2016-2020.
Ủng hộ các đề xuất này, song Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, hiện nhu cầu đầu tư của các địa phương, của cả nước là rất lớn, vì thế cần phải đưa ra các định hướng ưu tiên, dự án nào có tác động lớn tới kinh tế - xã hội địa phương thì lựa chọn làm trước.
Bộ trưởng cũng bày tỏ sự ủng hộ khi cao tốc Bắc - Nam là làm là phải thông toàn tuyến. Bởi cao tốc giống như xương sống của con người, nếu làm chậm thì cũng làm chậm đi cơ hội phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, khi đề cập tuyến cao tốc nối Quy Nhơn với Pleiku, Bộ trưởng đặt câu hỏi rằng, có nên làm đường cao tốc ngay không, hay chỉ cần là tốc độ cao. Bởi dù đúng là có cao tốc, sẽ kéo gần Tây Nguyên với Bình Định hơn, nhưng làm cao tốc, còn liên quan đến nguồn lực, đến khả năng tham gia của người dân…
“Chúng ta vẫn quy hoạch làm cao tốc, nhưng cần theo lộ trình, trước tiên làm đường tốc độ cao trước và đó mới là bước đi khôn ngoan”, Bộ trưởng nói và cho rằng, trong bối cảnh ngân sách nhà nước có hạn, thì cũng cần cân nhắc phương thức đầu tư BOT đối với dự án này.
Tương tự như vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc Bình Định dự kiến đầu tư đượng ven biển, đường kết nối với cảng Quy Nhơn…
“Tôi rất quan tâm đến đường ven biển. Đường ven biển được đầu tư sẽ vừa mở rộng không gian kinh tế cho địa phương, vừa phục vụ cho quốc phòng an ninh. Có đường kết nối cảng cũng sẽ tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cần dự án động lực
Một thông tin quan trọng được ông Hồ Quốc Dũng đề cập tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đó là GRDP của Bình Định đã tăng 2,01% so với cùng kỳ. Tuy chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra nhưng Bình Định vẫn là địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thậm chí, Bình Định còn là một trong số ít địa phương trong khu vực có tăng trưởng dương.
“Chúng tôi đang phấn đấu, tăng trưởng GRDP năm nay đạt khoảng 4,5%”, ông Hồ Quốc Dũng nói.
Đánh giá cao điều này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu Bình Định có thể đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 4,5%, thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thị sát dự án đường trục chính Khu kinh tế Nhơn Hội. |
Cùng với việc đánh giá cao những kết quả mà Bình Định đạt được trong nửa đầu năm, trong bối cảnh kinh tế - xã hội cả nước gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã bày tỏ sự vui mừng, khi trong những năm qua, kinh tế - xã hội Bình Định đã có sự thay đổi rất nhanh chóng. Quy mô kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
“Quy Nhơn - Bình Định đã trở thành một thương hiệu, một điểm đến du lịch nổi trội. Một ngày có 60 chuyến bay đi và đến là điều rất đáng ghi nhận”, Bộ trưởng nói.
Không chỉ như vậy, theo Bộ trưởng, Bình Định đang có một tầm vóc mới và đang hội tụ rất nhiều thế mạnh để phát triển, như có Khu kinh tế trọng điểm Nhơn Hội, có hạ tầng cơ sở phát triển, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch…
Tuy nhiên, một cách thẳng thắn, Bộ trưởng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại của Bình Định, như quy mô kinh tế còn nhỏ, chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa có nhà đầu tư chiến lược, có dự án động lực có tác động lan tỏa, lôi kéo sự phát triển…
Bởi lẽ đó, trong thời gian tới, Bình Định cần tập trung thu hút đầu tư, đồng thời dồn lực cho việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư, sớm hoàn thành các dự án trọng điểm để phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội…
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thăm Dự án Khu công nghiệp - đô thị Becamex Bình Định. |
Liên quan đến việc thu hút đầu tư, tỉnh Bình Định cũng đã nhấn mạnh đến việc sẽ tiếp tục đổi mới và tăng cường thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, tập trung triển khai nhanh Dự án Khu công nghiệp Becamex Bình Định trong năm 2020 để làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương…
Trong khi đó, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, thành viên Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp với tỉnh, kể cả với Becamex để giới thiệu, kết nối thêm các nhà đầu tư lớn cho Bình Định.
Liên quan đến định hướng phát triển giai đoạn tới, Bình Định đã xác định 5 trụ cột chính, đó là phát triển công nghiệp; du lịch; dịch vụ cảng và logistic; phát triển nông - lâm - thủy sản dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng; và phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Bắt giữ gần 50.000 viên ma túy tổng hợp giấu trong valy 2 đáy
- ·Có một điều rất lạ!
- ·Một doanh nghiệp năm lần vi phạm chiết nạp gas trái phép
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Điều tra hành vi lừa đảo bán 9 "dự án ma" của Công ty Angel Lina
- ·Ô tô xếp hàng dài chờ đăng kiểm tại Hà Nội
- ·Hà Nội: Thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư công năm 2023 của nhiều dự án
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Bố trí cán bộ sau khi bị kỷ luật: “Không ai đánh người chạy lại“?
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Truy tố 4 nhân viên Công ty Alibaba
- ·Vụ 39 người chết trong container : Anh mới gửi 4 hồ sơ sang Việt Nam
- ·Kỷ luật vợ Chủ tịch tỉnh Hà Giang
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Bộ GTVT đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù với bốn dự án cao tốc
- ·Vụ nước sông Đà nhiễm bẩn: Bao giờ người dân được đền bù thiệt hại?
- ·Chặn đứng phân bón quá ‘đát’ tung ra dịp tết
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Hà Nội: Nhức nhối tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm
- Infographic: Toàn cảnh chính sách tài khóa hỗ trợ phòng, chống Covid
- Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù ở Nghệ An
- Dự báo tỷ giá trước bối cảnh thâm hụt thương mại quý III
- Bộ Tài chính ban hành Quy chế Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin Quản lý cán bộ
- 11 tháng năm 2023, xuất khẩu sầu riêng tăng hơn 480%
- Cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình: Hoàn thành mua lương thực nhập kho trước hạn
- Bộ Công Thương dừng cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu các chất HFC
- Bến Tre: Giao vốn kịp thời, giải ngân thuận lợi
- Năm 2023, Việt Nam chi gần 5 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu