【bóng đá hồng kông】Vẫn còn nỗi lo nợ xấu
Báo cáo tài chính quý III của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam cho thấy mặc dù doanh thu lợi nhuận tăng mạnh nhưng tình hình các khoản nợ có khả năng mất vốn có chiều hướng gia tăng.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang "ôm" số nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 5.178 tỷ đồng, tăng 38,7% so với thời điểm cuối năm 2014. Đó là chưa kể tới các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ đều tăng cao, đẩy tổng nợ xấu của ngân hàng này lên 11.460 tỷ đồng, cao hơn so với tổng số 8.881 tỷ đồng vào năm 2014.
“Ông lớn” tiếp theo cũng có số nợ xấu khủng là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với số nợ có khả năng mất vốn là hơn 4.887 tỷ đồng, tăng khoảng 38% so với năm 2014.
Cùng với đó, báo cáo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cũng cho thấy, nợ có khả năng mất vốn hiện có hơn 2.640 tỷ đồng, cao hơn so với con số 2.050 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2014.
Đặc biệt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với số nợ có khả năng mất vốn ở mức hơn 1.560 tỷ đồng, nhưng so với số nợ tính đến cuối năm 2014 là 515 tỷ đồng, thì số nợ đến thời điểm này cao gần gấp 3 lần, trong chưa đầy 1 năm.
Nhìn chung trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại vừa công bố, xét về tỷ lệ giữa tổng dư nợ với số lượng nợ xấu thì toàn bộ tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức dưới 3% như mục tiêu đã đề ra. Nguyên nhân ở đây là do các ngân hàng đang đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho vay dịp cuối năm, vì thế, tỷ lệ giảm nhưng con số lại tăng lên.
Nhận xét về tình trạng này, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), Chủ tịch Công ty luật BASICO, về mặt lý thuyết, tổng dư nợ tăng thì số nợ sẽ tăng tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này có thực chất hay không thì cần phải xem xét. Bởi hiện nay, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng và người đi vay thực hiện phương thức đáo hạn, đảo nợ, xử lý, tái cơ cấu lại nợ để chuyển từ nợ quá hạn thành chưa đến hạn, chuyển từ nợ xấu thành nợ chưa xấu lắm. Các dư nợ cứ quay vòng, nợ gốc chưa trả được lại cộng thêm nợ lãi nên tổng dư nợ tăng lên.
Từ thực trạng này, Luật sư Trương Thanh Đức cảnh báo, qua nhiều lần tái cơ cấu và đảo nợ như vậy, những khoản nợ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý có nguy cơ “bục” ra thành nợ xấu. Do đó, không loại trừ khả năng nợ xấu sẽ tăng cao hơn trong năm 2016, và tỷ lệ nợ xấu trong số tổng dư nợ sẽ là con số không nhỏ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Apple Store thiếu linh kiện thay thế trầm trọng vì virus Corona
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
- ·Thứ trưởng Bộ Y tế: Hai cách để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vắc xin
- ·Xây dựng cơ chế để không thể, không dám và không cần tham nhũng
- ·Chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực
- ·Thói quen có thể giúp tăng 5
- ·Tàu chiến Mỹ áp sát đá Chữ Thập và đá Vành Khăn ở Trường Sa
- ·Thủ tướng nhấn mạnh 5 nội dung thi đua trong giai đoạn mới
- ·Chuyện chưa biết về những 10X giành học bổng ‘khủng’ của Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính VinUni
- ·CHÙM ẢNH: Thủ tướng tiếp xúc cử tri TP. Hải Phòng
- ·Điểm chuẩn Học viện Nông nghiệp năm 2018
- ·Thủ tướng: Sẽ bố trí đủ vốn cho cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ
- ·Bộ Y tế sẽ điều động 1.000 người hỗ trợ Bắc Giang chống dịch
- ·Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp nhận chức Chủ tịch AIPA 41
- ·Kiệt sức vì nhường thức ăn cho học trò, HLV đội bóng Thái Lan được cứu ra ngoài sớm
- ·Chủ tịch TT
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạm dừng các chuyến bay thương mại
- ·Kiểm toán dự án nhà máy Ethanol Bình Phước và Đạm Ninh Bình
- ·Bộ Tư pháp: Công ty Thuận Phong có dấu hiệu sản xuất phân bón giả
- ·Chủ tịch Quốc hội tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại TP Hồ Chí Minh