【trận toulouse】Vệ tinh Việt Nam bay vào vũ trụ
Theo thông báo chính thức từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tàu vận tải HTV4 (còn gọi là Konotori4) đã được phóng từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima vào ngày hôm nay (04 tháng 8 năm 2013) mang theo Vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon của Việt Nam và 3 vệ tinh siêu nhỏ khác của Cơ quan Hàng không Mỹ (NASA) lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). HTV4 dự kiến sẽ đến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS vào ngày 09 tháng 8 năm 2013.
Toàn cảnh bãi phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản
Tàu vận tải HTV4, Nhật Bản được phóng vào không gian mang theo vệ tinh siêu nhỏ (Pico Dragon) của Việt Nam
Vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon có kích thước 10x10x11,35 cm, khối lượng 1kg, là sản phẩm được phát triển hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).
Vệ tinh Pico Dragon nằm trong ống phóng JSSOD (ngoài cùng bên trái). Ảnh: VNSC
Vệ tinh Pico Dragon có nhiệm vụ chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh bằng các cảm biến gắn trên vệ tinh; thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất. Mục tiêu của dự án này là thúc đẩy việc phát triển ngành công nghệ vũ trụ, đặc biệt là bước chuẩn bị đầu tiên trong đào tạo nhân lực cho việc tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất riêng của Việt Nam trong tương lai. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, với sự hỗ trợ từ Nhật Bản, VNSC đã tiến hành các thử nghiệm rung động và thử nghiệm nhiệt tại phòng thí nghiệm của Giáo sư S.Nakasuka, Đại học Tokyo và một số thử nghiệm khác tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ JAXA, Nhật Bản, nhằm đáp ứng điều kiện môi trường vũ trụ trước khi được phóng. Với kết quả thử nghiệm, JAXA đã có xác nhận vệ tinh Pico Dragon đạt đầy đủ điều kiện để đưa lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS bằng tàu vận tải HTV4.
Việc đưa thành công vệ tinh Pico Dragon vào không gian đã đánh dấu một bước trưởng thành của các kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia và là bước chuẩn bị để tiến tới mục tiêu nghiên cứu và phát triển vệ tinh riêng của Việt Nam. Theo nhóm thực hiện, ngoài những nỗ lực của tập thể cán bộ VNSC, dự án đã nhận được sự hỗ trợ quý báu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Cục Tần số Vô tuyến điện Việt Nam, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản, Đại học Tokyo.
TheoVAST
(责任编辑:World Cup)
- ·Lối đi dành cho chuỗi cung ứng và logistics vượt qua thách thức toàn cầu trong năm 2022
- ·Chiêm ngưỡng hình ảnh BMW 4 Series Convertible 2021 đã có mặt tại Việt Nam
- ·Thức ăn chăn nuôi tăng giá chóng mặt, Bộ NN&PTNT sẽ tiến hành thanh tra?
- ·Mùa hoa Sa Pa đã tới rồi, bạn có nhớ cái hẹn lúc thu về?
- ·The Asian Banking and Finance tiếp tục vinh danh SHB 3 giải thưởng quốc tế uy tín
- ·Bộ Tài chính “tuýt còi” dịch vụ “đặt 1 ăn 70”, ví điện tử Momo nói gì?
- ·Ngân hàng chạy hết tốc lực xác thực sinh trắc học, có nơi đạt 90% lượng khách
- ·Cam Cao Phong sẽ tới tay người tiêu dùng bằng kênh sàn thương mại điện tử
- ·Sân bay Vân Đồn chính thức mở lại các đường bay thương mại đi TP. HCM từ 27/10
- ·Bamboo Airways đón chuyến bay thẳng không dừng Việt
- ·Xây dựng kịch bản để nền kinh tế sẵn sàng tăng tốc sau khi dịch được khống chế
- ·Doanh nghiệp tại Hà Nội được tiếp sức chống dịch
- ·Xe Porsche lần đầu hỗ trợ ứng dụng Android Auto
- ·Phân bón tăng giá
- ·Bộ Công Thương: Nguồn cung hàng hoá trên địa bàn Hà Nội vẫn đảm bảo
- ·Prudential Việt Nam nhận giải thưởng kép tại Insurance Asia Awards 2021
- ·Siêu phẩm Rolls
- ·Thị trường mặt bằng kinh doanh lao đao trước dịch bệnh
- ·Áp dụng nhiều giải pháp khoa học công nghệ, Petrovietnam đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước
- ·Tập trung tháo gỡ khó khăn logistic thương mại điện tử đảm bảo lưu thông hàng hoá