【trân trần live】Đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách, cải cách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Tỷ trọng thu nội địa đã tăng lên gần 77% tổng thu NSNN
Theo Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách quản lý thuế trung hạn (giai đoạn 2016-2018) của Tổng cục Thuế, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước (NSNN) bình quân trên GDP đạt 24,9% tăng hơn mức bình quân giai đoạn 2011-2015 là 23,4%. Trong đó tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 21% GDP giảm so với giai đoạn 2011-2015 là 21,6% nhằm hướng tới giảm dần tỷ lệ huy động từ thuế và phí.
Đặc biệt, cơ cấu thu NSNN có chuyển biến tích cực, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN đạt 76,6%, so với các giai đoạn trước đã có sự tăng đáng kể (giai đoạn 2006 -2010 là 58,9%, giai đoạn 2011-2015 là 67,8% ).
Như vậy có thể thấy ngành Thuế đã cơ bản đảm bảo theo đúng định hướng chiến lược cải cách hệ thống thuế là tăng dần tỷ trọng từ nguồn thu trong nước để bù đắp thuế xuất nhập khẩu giảm do tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu và sự lên xuống thất thường của giá dầu do sự can thiệp của các nước lớn.
Bên cạnh đó, cơ cấu thu trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) theo thành phần kinh tế trong 3 năm qua có thay đổi: thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là 19,2%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là 18,2%; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước là 16,1%.
Tỷ trọng các khoản thu từ những sắc thuế mang tính ổn định như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT). Trong cả giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng bình quân số thu thuế GTGT là 22,2% giảm so với giai đoạn 2011-2015 là 26,6%, tỷ trọng bình quân số thu thuế TNDN là 18,9% giảm so với giai đoạn 2011-2015 là 20,9% và tỷ trọng bình quân số thu thu nhập cá nhân (TNCN) là 8,4% tương đương so với giai đoạn 2011-2015 là 8,3%.
Cải cách TTHC được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao
Tổng cục Thuế đánh giá, sau 3 năm triển khai, hệ thống chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế; đảm bảo cân đối thu chi và hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu NSNN được giao.
Bên cạnh đó, ngành Thuế đã thực hiện nghiên cứu các thông lệ quốc tế hiện hành và khảo sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện các sắc thuế làm cơ sở đề xuất, tham mưu giải pháp cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả.
Song song với đó, ngành Thuế đã tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế (NNT) như giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của NNT; đẩy mạnh cải cách TTHC thuế nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện TTHC cho DN, người dân và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.
Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) với những nội dung quan trọng như hoàn thiện quy định về quản lý thuế để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế để phòng, chống trốn thuế và nợ thuế; cải cách thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, thực hiện quản lý thuế điện tử, quản lý thuế theo phương thức quản lý rủi ro...
Theo Tổng cục Thuế, đến nay duy trì thời gian nộp thuế là 117 giờ/1 năm và theo Báo cáo môi trường kinh doanh - Doing business 2018 (DB2018) đã được Ngân hàng Thế giới công bố, mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với DB2017). Trong đó chỉ số Nộp thuế tăng 81 bậc so với DB2017, từ xếp hạng vị trí 167 lên xếp hạng vị trí 86/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong nhóm nước ASEAN. Đây là năm thứ 4 liên tiếp cải cách về thuế được ghi nhận tích cực trong Báo cáo Môi trường kinh doanh.
Đặc biệt, ngành Thuế đẩy mạnh nghiên cứu, tiến tới áp dụng hoá đơn điện tử, hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, góp phần giảm thời gian, chi phí cho NNT, hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Đến nay đã triển khai dịch vụ khai thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc; có gần 698 nghìn DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,83%, số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận trên 56,6 triệu hồ sơ.
Đồng thời, Tổng cục Thuế đã phối hợp với 50 ngân hàng thương mại hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử, số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ là hơn 686 nghìn DN, đạt tỷ lệ 98,16%. Trong năm 2018, các DN đã nộp tiền thuế thông qua 3.028.980 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là 583.597 tỷ đồng.../.
Tố Uyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Cùng làm giàu trên đất quê hương
- ·Thích ứng biến đổi khí hậu để phát triển bền vững
- ·Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Cà Mau sẵn sàng đón khách đến với Festival Tôm
- ·Tổng duyệt chương trình khai mạc Festival Tôm
- ·Phát huy vai trò “tuổi cao, gương sáng”
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Nuôi chó một cách văn minh
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Khắc phục tồn đọng tại các cảng cá, bến cá
- ·Trưng bày, giới thiệu cổ ngọc Việt đến công chúng
- ·Phát hiện thêm một hang động tuyệt đẹp ở Bắc Kạn
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Ðột phá nông nghiệp công nghệ cao
- ·Đa dạng sản phẩm OCOP từ tôm, cua
- ·Quảng Bình, Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó mưa, lũ sau bão
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc