【bóngaso】Nhiệt độ toàn cầu có thể nóng thêm 4 độ C
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 19-11 cảnh báo nhiệt độ Trái đất có thể tăng thêm 4 độ C trong thế kỷ này,ệtđộtoagravencầucoacutethểnoacutengthecircmđộbóngaso từ đó gây ra những hậu quả khôn lường đối với các thành phố ven biển và những nước đang phát triển.
Nhiệt độ Trái đất đã tăng 0,8 độ C do khí thải nhà kính, đạt mức cao kỷ lục trong thập kỷ qua - Ảnh: SMH |
Dẫn nghiên cứu do Viện Nghiên cứu tác động môi trường và phân tích khí hậu Potsdam (Đức) thực hiện, WB kêu gọi hành động khẩn cấp vì tương lai của Trái đất, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, cần ngay lập tức giảm lượng khí thải nhà kính từ các nguồn sản xuất năng lượng.
Theo nghiên cứu, Trái đất có thể ấm thêm 4 độ C vào đầu những năm 2060 nếu lời hứa đấu tranh chống biến đổi khí hậu của các chính phủ không thực hiện được. Tuy nhiên, ngay cả khi các quốc gia hoàn thành cam kết hiện tại của mình thì khả năng Trái đất ấm thêm 4 độ C vào năm 2100 là 20%.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim nói: “Thời gian còn lại rất ngắn. Thế giới phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu quyết liệt hơn. Chúng ta sẽ không thể chấm dứt được đói nghèo nếu không giải quyết triệt để tình trạng này. Đây là một trong những thách thức đơn lẻ lớn nhất với xã hội công bằng ngày nay”.
Với mức tăng như vậy thì mỗi khu vực khác nhau sẽ chịu hậu quả khác nhau, như đợt không khí nóng gần đây ở Nga có thể trở thành hiện tượng thường niên hơn, và nhiệt độ mùa hè của vùng Địa Trung Hải có thể nóng hơn 9 độ C so với nhiệt độ cao nhất hiện tại ở khu vực này.
Trong viễn cảnh đó, nồng độ acid trong các đại dương có thể tăng lên với tỉ lệ chưa từng thấy, đe dọa môi trường sống của các rạn san hô. Ngoài ra, mực nước biển dâng cao thêm 1m sẽ gây ngập lụt tại nhiều khu vực ven biển. Những thành phố dễ bị ảnh hưởng nhất nằm tại các nước Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Madagascar, Mexico, Mozambique, Philippines, Venezuela và Việt Nam. “Thiệt hại môi trường đa dạng sinh học sẽ không thể phục hồi được” - Chủ tịch Kim nói.
Tác động đáng báo động nhất chính là ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực, cụ thể những vùng trũng như Bangladesh, Ai Cập, Việt Nam và một số vùng bờ biển châu Phi sẽ ảnh hưởng lớn khi hạn hán nghiêm trọng tác động lên ngành nông nghiệp.
Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc khởi xướng đều cam kết giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2 độ C. Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon thúc giục các quốc gia phải hoàn thành cam kết của mình được đưa ra tại hội nghị môi trường ở Nam Phi hồi năm ngoái, từ đó xây dựng một thỏa thuận khí hậu mới có tính ràng buộc pháp lý trước năm 2015.
(Theo TTO)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cận cảnh vũ khí Nga tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít
- ·Giá vàng hôm nay ngày 6/5: Vàng thế giới quay đầu giảm giá
- ·Giá vàng hôm nay ngày 21/4: Vàng trong nước tăng giá
- ·Sản xuất cà phê giả, một phụ nữ bị bắt tạm giam
- ·Từ 4/5, xe buýt tại Hà Nội hoạt động trở lại
- ·Huấn luyện kỹ thuật nội soi hiện đại cho bác sĩ Việt nam
- ·SeABank lọt top 50 công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022 lĩnh vực kinh doanh và công nghệ
- ·Luật Cảnh sát biển Việt Nam
- ·Chủ động sử dụng các công cụ PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước
- ·Mỹ công bố 37 cáo buộc chống ông Trump vì bê bối tài liệu mật
- ·Tăng cường phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- ·Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung về Luật Bảo hiểm y tế
- ·Kiev không sử dụng vũ khí phương Tây trên lãnh thổ Nga, LHQ nói hậu quả vỡ đập
- ·Infographics: Kết quả chống buôn lậu nổi bật của ngành Hải quan tháng 7/2021
- ·UNESCO trao bằng ghi danh di sản Văn hóa phi vật thể cho 'Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ'của người Việt
- ·Bắc Giang: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình
- ·Giá vàng hôm nay 2/6: Giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại
- ·Những loại quả “giàu” hóa chất nhất
- ·Xây ga ngầm đường sắt cạnh Hồ Gươm: Bộ Giao thông lên tiếng
- ·Hải quan Đà Nẵng: Bắt giữ số lượng lớn hàng nghi sừng tê giác và xương động vật hoang dã