【trận đấu rayo vallecano】Loạt thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức đặt phòng, vé máy bay, tour du lịch dịp nghỉ lễ
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo huy động vốn trái phép của đa cấp Skyway Tái diễn chiêu trò hội thảo lừa đảo bán hàng tại làng quê Cảnh báo khẩn về những "quái chiêu" lừa đảo mới trên ứng dụng Facebook và Youtube |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) mới đây vừa phát đi cảnh báo cho biết: Thời gian qua báo chí và một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về việc lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao,ạtthủđoạnlừađảobằnghìnhthứcđặtphòngvémáybaytourdulịchdịpnghỉlễtrận đấu rayo vallecano nhất là vào dịp nghỉ sắp tới, các đối tượng lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thông qua các website/ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội đang diễn ra phổ biến. Điều này tác động và ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người tiêu dùng đối với hoạt động thương mại điện tử.
Chính vì vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã đưa cảnh báo một số thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như sau:
Cụ thể, phương thức lừa đảo phổ biến mà các đối tượng thường sử dụng bao gồm việc đăng tải bài quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn với giá rẻ trên website/ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội, đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc (từ 30-50% giá trị) để đặt cọc tour du lịch, phòng khách sạn, sau đó lừa đảo chiếm đoạt số tiền đặt cọc.
Các đối tượng cũng có thể đăng bài quảng cáo dịch vụ làm visa (thị thực) du lịch nước ngoài trên website/ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa. Sau khi nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí hoặc một phần chi phí, các đối tượng sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ… Sau đó lấy lý do nạn nhân khai thông tin bị thiếu và không trả lại tiền.
Ngoài ra các đối tượng có thể làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả hình ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ du lịch, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.
Đặc biệt, các đối tượng cũng có thể làm giả/chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, liên lạc với người thân trong danh sách bạn bè cho biết đang bị mắc kẹt khi du lịch tại nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức. Đối tượng có thể sử dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo).
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người tiêu dùng: trước khi quyết định đặt tour hoặc dịch vụ du lịch, người dân cần thận trọng và tìm hiểu kỹ thông tin về công ty du lịch hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ đó. Nên chọn các đơn vị có uy tín, được chứng nhận và có đầy đủ giấy tờ, giấy phép kinh doanh. Nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường nào liên quan đến các hoạt động du lịch, người dân cần thông báo cho cơ quan chức năng và không chuyển tiền cho bất kỳ ai trước khi xác định rõ nguồn gốc và độ tin cậy của đơn vị đó.
Những thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức bán vé máy bay đang tràn lan trên không gian mạng - Ảnh minh họa |
Trước đó Bộ Công an đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức rao bán dịch vụ du lịch trên mạng xã hội gây bức xúc xã hội. Theo Bộ Công an, một số phương thức lừa đảo phổ biến các đối tượng thường xuyên sử dụng như: Đăng tải bài viết quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng Internet và mạng xã hội với nhiều tiện ích kèm theo; đề nghị nạn nhân chuyển tiền đặt cọc (từ 30-50% giá trị) để đặt cọc tour du lịch, phòng khách sạn, từ đó chiếm đoạt số tiền đặt cọc. Đăng bài viết quảng cáo dịch vụ làm visa du lịch nước ngoài, cam kết tỷ lệ thành công cao, hoàn trả 100% số tiền nếu không xin được visa.
Sau khi nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí hoặc một phần chi phí, các đối tượng sẽ để nạn nhân tự khai thông tin tờ khai, hoàn thiện hồ sơ… sau đó lấy lý do nạn nhân khai thông tin bị thiếu và không trả lại tiền.
Các đối tượng tội phạm còn có phương thức lừa đảo là làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, làm giả ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch. Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.
Các đối tượng này còn làm giả/chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội, liên lạc với người thân trong danh sách bạn bè cho biết đang bị mắc kẹt khi du lịch tại nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức. Đối tượng có thể sử dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các đoạn video với hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh của người mà các đối tượng muốn giả mạo) và thực hiện cuộc gọi video (hình ảnh) để nạn nhân tưởng rằng đang nói chuyện với người thân của mình và nhu cầu vay tiền là có thật, từ đó chuyển tiền cho các đối tượng.
Các đối tượng mạo danh đại lý bán vé máy bay, tự tạo ra các website, trang mạng xã hội, với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức, sau đó quảng cáo với các mức giá rất hấp dẫn so với mặt bằng chung để thu hút khách hàng. Nếu khách hàng liên hệ, các đối tượng sẽ đặt vé máy bay, gửi mã đặt chỗ để làm tin và yêu cầu khách hàng thanh toán. Sau khi nhận thanh toán, các đối tượng không xuất ra vé máy bay và ngắt liên lạc. Mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay sẽ tự hủy sau một thời gian. Khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay.
Để tránh bị lừa đảo trước các thủ đoạn nêu trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi lựa chọn các gói du lịch, nên lựa chọn dịch vụ đặt tour, đặt phòng, đặt vé máy bay của những công ty uy tín hoặc qua các App du lịch (ứng dụng du lịch). Để yên tâm hơn, người dân có thể đề nghị phía đối tác cho xem giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy tờ, chứng chỉ hành nghề… của công ty lữ hành, du lịch.
Người dân cần cảnh giác khi nhận được lời mời chào mua gói du lịch với mức giá quá rẻ (rẻ hơn 30-50% so với giá chung của thị trường); đặc biệt thận trọng khi đơn vị du lịch yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để giữ chỗ, nếu có thể nên thực hiện giao dịch thanh toán trực tiếp. Chú ý các dấu hiệu nhận biết website giả mạo thông qua tên website và tên miền. Thông thường tên các website giả sẽ gần giống với tên các website thật nhưng sẽ có thêm hoặc thiếu một số ký tự. Tên miền giả thường sử dụng những đuôi lạ như .cc, .xyz, .tk…
Theo Bộ Công an, đối với các trang mạng xã hội (Fanpage) hoạt động mua bán, quảng bá các gói du lịch, nhất là gói du lịch giá rẻ, vé máy bay giá rẻ, người dân nên chọn các trang mạng xã hội có dấu tích xanh (tài khoản đã đăng ký) hoặc chọn các trang mạng xã hội có uy tín mà mình biết rõ thông tin của người bán. Xác nhận lại thông tin đặt phòng, đặt vé máy bay để kịp thời phát hiện dấu hiệu lừa đảo, trình báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Khốn khổ vì là người chuyển giới
- ·Nhìn lại nỗ lực bình ổn giá sữa
- ·Những doanh nhân Việt trẻ nổi tiếng trời Tây
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Ái nữ tài năng của tỷ phú Larry Ellison
- ·Giá xăng lại bất ngờ tăng thêm 410 đồng/lít
- ·10 hành động của phụ nữ khiến đàn ông khó cưỡng
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Giá vàng hôm nay: Tăng ngược chiều vàng thế giới
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Tỷ phú Warren Buffett kiếm 37 triệu USD mỗi ngày
- ·Lộ tin nhắn của An 'Tây' cho vợ Baggio
- ·Lý do nên chọn phụ nữ làm lãnh đạo
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Nấm – Thực phẩm quý đẩy lùi bệnh tật
- ·Bí quyết mở nhà hàng buffet bình dân
- ·Những phát ngôn tiền bạc của người nổi tiếng thế giới
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Chợ Sài Gòn tràn ngập trái cây giá rẻ