【tỷ số rayo vallecano】Nhiều thách thức quản lý giá từ nay đến cuối năm
Làm tốt công tác dự báo để chủ động trong điều hành
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá,ềutháchthứcquảnlýgiátừnayđếncuốinătỷ số rayo vallecano tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I/2023.
Kết luận nêu rõ, mặc dù nước ta không nằm trong nhóm nước có mức lạm phát cao so với các nước trong khu vực và thế giới, nhưng dự báo tình hình thế giới thời gian tới còn nhiều bất ổn, diễn biến khó lường, tác động tới giá các nguyên vật liệu đầu vào, mặt bằng giá chung. Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã có nhiều dấu hiệu tích cực song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn… đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm.
|
Vì vậy, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao cần chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, chủ động phân tích, dự báo, đánh giá để chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo.
Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì tổng hợp, kịp thời tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế.
Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong quý II và các tháng còn lại của năm 2023, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ đặt ra, tại các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 05/1/2023.
Trong đó, về biện pháp chung, các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát số liệu tham số đầu vào, kịp thời gửi Bộ Tài chính để tổng hợp chung các phương án điều chỉnh, cập nhật các kịch bản điều hành giá cho những tháng tiếp theo, bảo đảm bám sát tình hình thực tế, nhất là việc tính toán, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, đảm bảo dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới, tác động đến Việt Nam; chủ động phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới để có chỉ đạo phù hợp, kịp thời trong sản xuất, kinh doanh; kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp, nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; có công cụ, chính sách, giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm giữ ổn định giá trị đồng tiền, không làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện chính sách tiền tệ của các nước thay đổi nhanh, tác động đến tỷ giá; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra;
Đồng thời, tiếp tục rà soát, thực hiện chính sách tài khóa theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và của Ban Chỉ đạo điều hành giá để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, đảm bảo nguồn cung;
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện các thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội dự thảo Luật Giá (sửa đổi) theo tiến độ; triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật để hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, có sự phân công, phân cấp rõ trong quản lý giá; chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.
Tại kết luận này, Phó Thủ tướng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật Giá khi hàng hóa có biến động bất thường.
Các bộ, ngành chủ động điều hành giá hàng hóa thuộc thẩm quyền
Đối với một số mặt hàng cụ thể, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu…
Đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. |
Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg.
Bộ Xây dựng chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương theo dõi sát tình hình giá cả, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung với mức giá hợp lý theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Đối với các mặt hàng điện, dịch vụ hàng không, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá, các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.
Về lương thực, thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để kịp thời có chỉ đạo bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường.
Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, đáp ứng nhu cầu trong nước và mục tiêu kiểm soát lạm phát./.
Bình quân quý I, CPI ước tăng khoảng 4,2% - 4,3% so với cùng kỳ năm 2022 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với tháng trước của tháng 1 năm 2023 tăng 0,52%, tháng 2 năm 2022 tăng 0,45%; tháng 3 năm 2023 ước giảm 0,1% - 0,2% so với tháng trước, tăng 3,4% - 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2023, CPI ước tăng khoảng 4,2% - 4,3% so với cùng kỳ năm 2022. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng nhẫn và vàng miếng niêm yết tại các công ty sáng 6/5
- ·Thêm 1 tuyến cáp biển IA gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng
- ·Top 4 lí do nên đáng nâng cấp Galaxy S22 series thời điểm này
- ·7 mẫu đồng hồ thông minh tốt nhất tháng 2/2022
- ·Thường xuyên cập nhật thông tin dự án đầu tư, đôn đốc tiến độ thực hiện
- ·concept iPhone Flip hồng cuốn hút 'đốn tim'
- ·Thủy sản Minh Phú và Vĩnh Hoàn xuất khẩu 1 tỷ USD sau 10 tháng
- ·Cựu giám đốc Google làm Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam
- ·Bệnh nặng, mẹ con đơn độc khóc thầm
- ·Công ty Golux: Không có giấy phép hoạt động lữ hành quốc tế vẫn rao bán tour, chiếm đoạt tiền tỷ
- ·Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước khẳng định hiệu quả trước đối tác ngoại
- ·Galaxy Unpacked 2022: Galaxy dòng S đầu tiên có bút Spen, Phablet có ‘tai thỏ’
- ·TP.HCM: Kêu gọi 253 dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị
- ·Mở rộng các kênh quảng bá chương trình hoàn thuế cho người nước ngoài
- ·TP.HCM: Triều cường đạt đỉnh đêm Noel
- ·Quỹ đầu tư Châu Âu rót vốn vào hệ thống cầm đồ F88
- ·Xài ví điện tử MobiFone Pay
- ·Các ngân hàng lớn tại Đông Nam Á thu phí SMS ra sao?
- ·Vợ ngoại tình vẫn trách chồng không cao thượng
- ·Nga có thể dùng tiền số giảm nhẹ đòn trừng phạt của Mỹ