【lịch đá bóng đêm nay】Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản
Xử phạt hàng loạt vi phạm về kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản
Theângcaohiệuquảquảnlýchấtlượngsảnphẩmvậttưnôngnghiệpvànônglâmthủysảlịch đá bóng đêm nayo Bộ NN&PTNT, thời gian qua cơ quan này đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, chất lượng.
Đến nay, cả nước đã có 2.510 chuỗi giá trị được thiết lập, duy trì; 225.620ha cây trồng được chứng nhận VietGAP với 16.061 cơ sở, doanh nghiệp được chứng nhận. Diện tích nuôi trồng thủy sản được cấp chứng nhận VietGAP là 10.998ha với 759 cơ sở được chứng nhận; 4.135 trang trại và hộ chăn nuôi cũng đã được chứng nhận VietGAHP.
Mặc dù vậy, vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay vẫn là nỗi lo lớn đối với ngành nông nghiệp. Hiện, cả nước còn khoảng 7% số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản chưa ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cơ sở được thẩm định, duy trì đủ điều kiện an toàn thực phẩm xếp loại A/B đạt 99,4%.
Đáng chú ý, thống kê riêng trong 6 tháng đã qua của năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 8.773 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thuỷ sản. Qua giám sát, đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính 901 cơ sở (chiếm 10,2% tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra), thu nộp ngân sách Nhà nước tổng số tiền 11,23 tỷ đồng.
Liên quan tới tình trạng vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian qua, do công tác quản lý mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), còn nhiều bất cập, dẫn tới tình trạng buôn bán, sử dụng phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường... ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, gây thiệt hại về kinh tế cho người nông dân.
Hằng năm, ước tính cả nước sử dụng hơn 11 triệu tấn phân bón. Do lợi nhuận mang lại quá lớn, nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu các loại phân bón hữu cơ vo viên, SA về rồi đóng bao ghi nhãn mác nhập nhèm giống như phân vô cơ như DAP, NPK, URE... bán với giá ngang bằng hoặc thấp hơn phân DAP và NPK chính hiệu, làm tăng chi phí cho người nông dân, trong khi tác dụng của các loại phân bón nhập nhèm không như mong đợi.
Việc vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản gây ra không ít hệ lụy. Ảnh minh họa
Theo lãnh đạo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, phân bón, thuốc BVTV là loại vật tư nông nghiệp không thể thiếu trong sản xuất cây trồng. Mỗi năm, hàng triệu nông dân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua phân bón, thuốc BVTV mà chính họ không thể xác định đó là giả hay thật.
Hậu quả do nạn phân bón giả gây ra là rất lớn, làm cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì cây trồng bị thiệt hại, năng suất thấp không có tiền thanh toán mua vật tư nông nghiệp. Song hiện nay, trên thị trường vẫn bày bán tràn lan nhiều loại phân bón giả, thuốc BVTV thuộc danh mục cấm. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu thông tin của người dân, sự hám lợi của các đại lý, đưa các loại phân bón, thuốc BVTV kém chất lượng vào từng thôn, bản. Việc làm này không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất chân chính.
Ðể chủ động đấu tranh, xử lý các hành vi, vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, góp phần bảo vệ lợi ích người nông dân, các ban, ngành liên quan cần chủ động theo dõi, đánh giá đúng tình hình hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên từng địa bàn.
Cùng với đó, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với những doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV có dấu hiệu vi phạm, từng có vi phạm hoặc có thông tin, tài liệu về hoạt động vi phạm để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm...
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn nông dân cách phân biệt phân bón, thuốc BVTV là hàng giả, hàng kém chất lượng... đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác thực hiện đầy đủ quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh.
Chủ động công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và niêm yết công khai danh mục, giá bán từng loại sản phẩm mà người nông dân cần được nâng cao nhận thức để sử dụng có trách nhiệm các loại vật tư nông nghiệp. Mỗi người nông dân nên chọn mua sản phẩm tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín để bảo đảm chất lượng.
Tăng cường hiệu lực của các quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện, việc rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ là rất cần thiết. Năm 2023, Bộ NN&PTNT đã ban hành 04 Thông tư hủy bỏ 127 QCVN, gồm: Thông tư số 03/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2023 hủy bỏ 18 QCVN lĩnh vực Chăn nuôi; Thông tư số 05/2023/TT-BNNPTNT ngày 23/8/2023 hủy bỏ 07 QCVN lĩnh vực Thủy sản và Thông tư số 07/2023/TT-BNNPTNT ngày 27/9/2023 hủy bỏ 02 QCVN về điều kiện vệ sinh thú y; Thông tư số 15/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 hủy bỏ 48 QCVN lĩnh vực Trồng trọt và 51 QCVN lĩnh vực Bảo vệ thực vật.
Việc hủy bỏ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thấy việc quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật không còn phù hợp theo thời gian ở một số quy trình, quy phạm của một số sản phẩm, hàng hóa, góp phần đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT.
Hiện nay, theo Thông tư số 16/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ NN&PTNT có 9 nhóm sản phẩm, hàng hóa (chủ yếu là vật tư nông nghiệp) được xác định là nhóm 2 và được quản lý chất lượng sản phẩm trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Những sản phẩm, hàng hóa này vừa đươc quản lý theo chuỗi từ nghiên cứu, chọn tạo để công nhận lưu hành đến điều kiện sản xuất, kinh doanh theo các Luật chuyên ngành như Luật Thú y, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thủy sản… vừa được quản lý chất lượng theo pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Chính điều này đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc cần cải cách trong thời gian tới.
Ví dụ như, theo quy định pháp luật về thú y, thuốc thú y được quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), quản lý điều kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y, cấp Giấy chứng nhận lưu hành, kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu và lưu hành trên thị trường... đã đảm bảo quản lý chất lượng thuốc thú y. Nhưng do thuốc thú y được quy định quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật (hàng hóa nhóm 2) thì buộc phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Việc thực hiện công bố hợp quy sẽ làm tăng thủ tục hành chính, gây cản trở, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng giá thành chăn nuôi, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Từ ví dụ này cũng đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết từ việc phân loại sản phẩm, hàng hóa nhóm 1, nhóm 2 đã thực sự phù hợp với đặc thù quản lý theo chuỗi, theo quy trình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đến việc quản lý hàng hóa nhóm 2 đã đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính và cắt giảm chi phí tuân thủ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chưa? Rồi yêu cầu gắn hàng hóa nhóm 2 với quy chuẩn kỹ thuật và công bố hợp quy đã thực sự phù hợp?…
Xuất phát từ yêu cầu quản lý, đặc thù sản phẩm, hàng hóa trong từng thời kỳ để điều chỉnh quy định về quản lý chất lượng, về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phù hợp. Điều này gắn với quá trình sửa đổi Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, cần đánh giá tổng thể, có tiêu chí xác định chính xác danh mục hàng hóa nhóm 2 (loại hàng hóa cần quản lý chất lượng nghiêm ngặt hơn) theo hướng thu hẹp hơn, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác hậu kiểm; đề xuất phương thức quản lý đối với một số mặt hàng, sản phẩm nhóm 2 có đặc thù theo phương pháp quản lý rủi ro, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho tổ chức, cá nhân.
Theo đó, đối với một số sản phẩm, hàng hóa nếu đã tuân thủ, đáp ứng, được công nhận, thừa nhận hệ thống quản lý chất lượng có yêu cầu cao hơn quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, như HACCP, GMP, GLOBALGAP, IFOAM thì không phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật này có thể được dùng để cơ quan nhà nước xem xét, kiểm tra, đánh giá chất lượng.
Ngoài ra, cũng cần làm rõ thực phẩm có phải là hàng hóa nhóm 2 không? Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm có phải là điều kiện đầu tư kinh doanh không, bởi hiện nay thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật An toàn thực phẩm, đối với một số loại hình sản xuất nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với quá trình sản xuất, chế biến. Và như thế doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo cả 2 quy trình là vừa thực hiện công bố hợp quy theo quy định của Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật vừa phải nộp hồ sơ để được thẩm định đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm.
An Dương (T/h)
(责任编辑:World Cup)
- ·3 chiếc xe ga Myanmar ‘mới toanh’ giá từ 32 triệu vừa ra mắt người dùng Việt có gì đặc biệt
- ·Kết quả bóng đá CAHN 1
- ·Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan do thiếu nhân sự
- ·Bắt 3 đối tượng cưỡng đoạt tài sản của người dân
- ·Techcombank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc
- ·Ra mắt tác phẩm mới nhân Ngày thơ Việt Nam
- ·HLV đội xuống hạng sắp dẫn dắt Bayern Munich
- ·Thái Bình: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty CP Ô tô An Thái CONECO
- ·Land Rover 'made in China' không bán được vì chất lượng kém
- ·Tuyển Anh đối diện cơn ác mộng chấn thương
- ·Mua xe tải nhỏ chở hàng giá rẻ chỉ hơn 100 triệu đồng, ‘kiếm’ tiền triệu/ngày
- ·32 sản phẩm sắt, thép có thể sẽ tăng thuế nhập khẩu
- ·Một doanh nghiệp bị bác đề xuất cấp Giấy đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu
- ·Phạt đến 3 lần số tiền trốn, gian lận thuế
- ·'Lên đời' thành phố biển đảo, BĐS Phú Quốc đón vận hội mới
- ·Mê mẩn ngắm những kỳ quan đáng kinh ngạc nhưng ít người biết tới
- ·Cần cơ chế đặc thù xử lý hàng tồn đọng tại các cảng biển
- ·Lãnh đạo Tổng cục Hải quan kiểm tra phế liệu nhập khẩu tại Hải Phòng
- ·Hàng ngàn vé máy bay 199.000 VND đã được Bamboo Airways bán ra trong Ngày hội Du lịch
- ·Sửa mô tả mặt hàng chất làm đầy da tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi