【villarreal vs almeria】EU và NATO cảnh giác trước chiến lược thâu tóm cơ sở hạ tầng của Trung Quốc
Các quan chức của EU và NATO đã cảnh báo chính phủ những nước thành viên cần ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc mua các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Liệu cú sốc tài chính do dịch Covid-19 gây ra có khiến cơ sở hạ tầng ở châu Âu dễ tổn thương trước “tấm séc” của Trung Quốc hay không?àNATOcảnhgiáctrướcchiếnlượcthâutómcơsởhạtầngcủaTrungQuốvillarreal vs almeria Một số chuyên gia nhận định, châu Âu đang ở trong tình trạng đầy bấp bênh.
Ông John Sawers, Cựu Giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài (MI6) của Anh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. “Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ công nghệ phương Tây không bị các công ty của Trung Quốc mua lại. Tôi không nghĩ đó là một mối đe dọa giống như cách Liên Xô đã làm trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, nhưng sẽ có sự cạnh tranh sâu sắc về kiếm soát công nghệ”.
Bình luận của ông John Sawers bắt nguồn từ các báo cáo cho rằng công ty thiết kế chíp bán dẫn của Anh Imagination Technologies có thể sẽ được chuyển tới Trung Quốc. Công ty này đã được một công ty cổ phần tư nhân do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ, mua lại vào năm 2017.
Một cuộc họp trực tuyến của NATO. Ảnh: DW.
Mối lo ngại nói trên xuất phát từ nỗi lo đã được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ rộng rãi về việc các đối tác châu Âu đang sử dụng công nghệ của tập đoàn Huawei (Trung Quốc) để mở rộng mạng lưới 5G của họ.
Dù quan hệ kinh tế giữa châu Âu với Trung Quốc tiếp tục được thúc đẩy một cách thận trọng nhưng trong bối cảnh các nền kinh tế đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, các quan chức của cả EU và NATO đều cảnh báo chính phủ những nước thành viên cần ngăn chặn nguy cơ Bắc Kinh mua các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Bảo vệ những tài sản cốt lõi
Phát biểu sau cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng quốc phòng hôm 15/4 vừa qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý rằng, “ảnh hưởng địa chính trị của đại dịch có thể rất nghiêm trọng nếu những khó khăn về kinh tế khiến một số đồng minh dễ bị tổn thương rơi vào tình huống buộc phải bán cơ sở hạ tầng quan trọng”. Theo ông Jens Stoltenberg, các bộ trưởng đã thảo luận về “khả năng phục hồi” được nhắc đến trong Điều 3 của Hiệp ước thành lập liên minh và việc “đảm bảo NATO có các ngành công nghiệp cũng như cơ sở hạ tầng quan trọng để có thể cung cấp những trang thiết bị quan trọng trong các cuộc khủng hoảng”.
Trong một cuộc trò chuyện trực tuyến hôm 16/4, Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana đã giải thích với DW về những quyết định khó khăn mà các chính phủ châu Âu đang phải đối mặt.
“Tất nhiên, chính phủ của các quốc gia có chủ quyền phải quyết định xem đâu là ngành công nghiệp chiến lược mà họ muốn giữ lại. Các thị trường tự do cần tiếp tục hoạt động nhưng bạn phải đảm bảo rằng “những viên ngọc quý”, tức là những ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng thiết yếu cần được giữ lại để giúp chúng ta luôn an toàn trong bất cứ hoàn cảnh nào”, ông Mircea Geoana nêu rõ.
Vị quan chức này cho biết, NATO sẽ tăng cường trao đổi với chính phủ các nước thành viên để nhấn mạnh rằng: “Nếu đụng chạm đến những yêu cầu tối thiểu, những khả năng tối thiểu ở cấp độ quốc gia và cấp độ đồng minh thì chúng ta có thể gặp rắc rối”.
Tiềm ẩn nguy cơ từ hoạt động thâu tóm của Trung Quốc
Nhưng một số chuyên gia nhận xét, châu Âu vốn đã mang trong mình nhiều rắc rối tiềm ẩn. Frans-Paul van der Putten, thành viên cao cấp tại Viện Clingendael ở The Hague, người điều phối Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo này một cách chi tiết trong báo cáo gần đây.
Ông Putten lưu ý rằng, Tập đoàn vận tải biển COSCO của Trung Quốc đã kiểm soát các cổ phần tại các khu cảng bốc dỡ container ở ở Piraeus, Hy Lạp, vận hành 2 trong số 3 nhà ga hàng hóa của cảng thông qua công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của mình là Piraeus Container Terminal và có quyền kiểm soát hoạt động của nhà ga thứ 3 qua việc nắm 51% cổ phần của Cảng vụ Piraeus. Tại Tây Ban Nha, COSCO có 51% cổ phần trong quản lý các nhà ga lớn nhất tại Valencia và Bilbao. Công ty này cũng nắm cổ phần lớn tại các nhà ga khác ở Antwerp, Las Palmas và Rotterdam.
Dù không xem xét khía cạnh quốc phòng của những khoản đầu tư tập trung như vậy, nhưng ông Putten tin rằng những phát hiện của ông sẽ cung cấp nhiều lý do cho mối quan ngại: “Loại ảnh hưởng mà Trung Quốc đang xây dựng khiến nước này có thể chuyển hướng dòng chảy thương mại từ nơi này đến nơi khác”, DW dẫn lời chuyên gia Putten cho biết. “Điều này đặc biệt nguy hiểm bởi châu Âu có nguy cơ mất quyền kiểm soát thứ quan trọng như ngoại thương của họ”.
Ông Van der Putten nhấn mạnh, đã có sự bùng nổ quan tâm của giới truyền thông khi cảng Piraeus bị Trung Quốc thâu tóm, điều mà ông cho là cần thiết bởi Hy Lạp thiếu các lựa chọn về kinh tế trong khuôn khổ chương trình thắt lưng buộc bụng của EU sau cuộc khủng hoảng tài chính và ông lưu ý, quyết định của nước này có thể gây ra sự hối tiếc. “Hy Lạp đã phải tìm một người mua và đối với Brussels, bất cứ người mua nào cũng tốt. Vì vậy nếu Trung Quốc là bên mua tiềm năng duy nhất thì với họ Trung Quốc cũng được xem là bên mua tốt. Nhưng xét đến tình hình hiện nay, tôi cho rằng đó là 1 sai lầm”.
Châu Âu cần sớm tỉnh ngộ
Theo ông Van der Putten, các nước tây Âu vốn tin rằng họ sẽ không bị tổn thương trước ảnh hưởng của Trung Quốc nên suy nghĩ lại ngay bây giờ. “Tôi hy vọng rằng sẽ có một giải pháp chung của châu Âu trong vấn đề này và các nước yếu sẽ không phải loay hoay tìm giải pháp riêng cho chính họ”.
Kể từ sau thời điểm nói trên, EU đã thông qua các biện pháp mới, có hiệu lực cách đây 1 năm. Chúng là 1 phần của cái gọi là khuôn khổ sàng lọc đầu tư nước ngoài, nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược của khối. Đến tháng 10/2020, tất cả các quốc gia thành viên sẽ thực hiện 1 quy trình, theo đó họ sẽ thông báo cho nhau và cho Ủy ban châu Âu biết nếu xuất hiện một đề nghị đầu tư bên ngoài EU đầy nghi vấn. Trước các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, Ủy ban EU đã hối thúc các chính phủ đẩy nhanh quy trình này.
Ông Erik Brattberg, Giám đốc chương trình châu Âu của Quỹ Carnegie cho hòa bình quốc tế tin rằng, Bắc Kinh sẽ không được tiếp cận một thị trường mở như vậy để mua sắm cơ sở hạ tầng của châu Âu thêm một lần nữa. “Lần này tôi nghĩ có nhiều sự chú ý hơn và nhiều sự giám sát hơn đối với các hoạt động của Trung Quốc và sẽ có nhiều biện pháp bảo vệ tốt hơn được đưa ra. Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy rõ liệu các biện pháp đó có thành công và hiệu quả không nếu Trung Quốc tìm cách lợi dụng một cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu để bước vào và cố gắng có được những tài sản hay các loại cơ sở hạ tầng quan trọng”.
Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể đã bào mỏng “tấm séc đầy quyền lực” của Trung Quốc.
Theo VOV
(责任编辑:La liga)
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·7 ngày nghỉ Tết, thu hơn 10,3 tỷ đồng tiền phạt vi phạm giao thông
- ·Hà Nội: Triển khai việc đón, cách ly công dân ở vùng dịch từ Hàn Quốc trở về
- ·Hà Nội: Đề xuất tăng giá vé xe buýt từ 1/4/2014
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Giữ tài nguyên khí hậu cho Đà Lạt
- ·Tạo nguồn bóng rổ phong trào
- ·Bộ Tài chính triển khai ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Đấu thầu nhiều, sao vẫn phải mua thuốc với giá cao?
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long: Thể thao Hậu Giang vững tiến
- ·4 vận động viên Hậu Giang triệu tập vào đội quốc gia
- ·Xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân mạo danh để trục lợi
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về thận của người làm văn phòng
- ·Vòng World Cup 2022: Nỗ lực vì màu cờ sắc áo
- ·Năm 2013, Hà Nội thu ngân sách đạt 100,3%
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Phạt 33,5 triệu đồng cá nhân kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu