【giải vdqg thuỵ sĩ】Kế hoạch tài chính 5 năm: Tập trung tái cơ cấu nhiều lĩnh vực thu chi
Hướng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn,ếhoạchtàichínhnămTậptrungtáicơcấunhiềulĩnhvựgiải vdqg thuỵ sĩ đảm bảo an toàn nợ công, đảm bảo tính bền vững của ngân sách. Xung quanh các nội dung này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo kế hoạch.
|
Quản lý, sử dụng các nguồn lực hiệu quả
* PV: Thưa ông, mục tiêu quan trọng nhất khi Chính phủ, mà trực tiếp là Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn năm 2016 – 2020 là gì?
- Ông Võ Thành Hưng:Một trong những hạn chế, yếu kém trong quản lý tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) thời gian qua đã được chỉ ra là cân đối chi chưa gắn với khả năng thu, vay nợ chưa gắn với khả năng trả nợ và trách nhiệm bố trí nguồn trả nợ, bội chi NSNN còn cao, nợ công tăng nhanh. Do đó, Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm trình Quốc hội với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế tài chính; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, công bằng; từng bước cơ cấu lại NSNN, triệt để tiết kiệm; tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đảm bảo an toàn nợ công…
Việc xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm dựa trên Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách, thuế, phí, tài sản công, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành và các dự báo kinh tế của các tổ chức uy tín.
* PV: Kế hoạch tài chính 5 năm tới đã tính toán và có các giải pháp gì để đảm bảo nguồn lực cho ngân sách, thưa ông?
- Ông Võ Thành Hưng:Trong giai đoạn tới, với mục tiêu cơ cấu lại thu NSNN, giảm phụ thuộc vào các nguồn thu bán tài nguyên (dầu thô, đất,..), bù đắp giảm thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu thường xuyên, Chính phủ đã trình Quốc hội định hướng tập trung phát triển thu nội địa (từ mức 67,8% tổng thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 lên mức khoảng 87 - 88% vào cuối giai đoạn 2016 - 2020), tổng số thu từ thuế, phí cao hơn số chi thường xuyên để tích lũy cho chi đầu tư phát triển,...
Để thực hiện định hướng nêu trên, Chính phủ đã trình Quốc hội 10 nhóm giải pháp chính, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế. Điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, thuế suất các sắc thuế quan trọng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường... và nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
* PV: Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta đã nhiều lần điều chỉnh mức lương cơ sở, nhưng cơ bản chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Vậy trong kế hoạch tài chính 5 năm tới, Chính phủ, Bộ Tài chính dự kiến lộ trình điều chỉnh tiền lương như thế nào?
- Ông Võ Thành Hưng:Từ năm 2008 đến năm 2013, Nhà nước đã 6 lần thực hiện điều chỉnh lương cơ sở từ mức 450 nghìn đồng/tháng năm 2007 lên 1.150 nghìn đồng/tháng năm 2013, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh tăng tương ứng.
Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 quy định: “Từ nay đến khi Trung ương thông qua Đề án…, từng bước điều chỉnh trên cơ sở khả năng NSNN, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế”. Do đó, từ năm 2013 đến 2016, Chính phủ đã rất nỗ lực thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi để bố trí nguồn thực hiện điều chỉnh tăng 8% lương hưu, trợ cấp người có công và tiền lương cho các đối tượng có thu nhập thấp trong năm 2015; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng có mức lương hưu, trợ cấp thấp (dưới 2 triệu đồng/tháng), điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở khoảng 5% cho các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong năm 2016.
Trong kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020 lần này, Chính phủ đã dự kiến nguồn lực thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7 - 8%/năm. Việc điều chỉnh thực tế sẽ được Chính phủ trình Quốc hội quyết định trong dự toán NSNN hằng năm. Để đạt được định hướng nêu trên, đòi hỏi phải rất nỗ lực để đạt được mức tăng trưởng kinh tế như dự kiến, thực hiện thành công các giải pháp đã đề ra, đặc biệt là các giải pháp điều chỉnh các chính sách thu do thời gian còn lại của kế hoạch không còn nhiều, thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế, bộ máy và điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo đúng lộ trình,...
* PV: Nhiều ý kiến cho rằng, bội chi NSNN giai đoạn 2011 -2015 đã ở mức cao, gây áp lực lớn cho nợ công. Do đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, giảm bội chi NSNN là một yêu cầu cấp thiết. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
- Ông Võ Thành Hưng:Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, một số năm gần đây tăng trưởng thấp hơn dự kiến đã ảnh hưởng đến thu NSNN. Tích lũy của nền kinh tế còn nhỏ, khả năng huy động đầu tư từ các nguồn ngoài NSNN còn hạn chế nên những năm qua, Chính phủ đã chủ động điều hành bội chi NSNN theo hướng linh hoạt và trình Quốc hội chấp thuận bội chi cao ở một số thời điểm để có thêm nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.
Rút kinh nghiệm từ hạn chế nêu trên, trong định hướng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được Chính phủ đề ra là giữ vững kỷ luật, kỷ cương tài chính, mức bội chi NSNN phải gắn với mục tiêu nợ công để không vượt giới hạn cho phép và phù hợp với khả năng huy động; triệt để tiết kiệm chi, việc ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN phải căn cứ khả năng nguồn lực, kế hoạch đầu tư công trung hạn phải nằm trong kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm. Theo đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội mức bội chi bình quân 5 năm tới khoảng 3,9% GDP, đến năm 2020 bội chi NSNN dưới 4% GDP.
Dự báo giá trị gdp tuyệt đối để tính toán các chỉ số tài chính lớn
* PV: Có ý kiến cho rằng dự báo kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều khó khăn, việc Chính phủ xác định mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6,75% là tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, đề nghị Chính phủ cần có giải pháp để hoàn thành mục tiêu. Ông đánh giá thế nào về một số ý kiến đề nghị Chính phủ xây dựng 3 kịch bản về tăng trưởng kinh tế?
- Ông Võ Thành Hưng:Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Đảng, Quốc hội đã đặt mục tiêu GDP bình quân 5 năm tăng 6,5 - 7%. Trong quá trình xây dựng định hướng kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm 2016 - 2020, Chính phủ đã thảo luận các phương án tăng trưởng kinh tế (7%, 6,75% và 6%) làm cơ sở tính toán giá trị GDP tuyệt đối của cả giai đoạn, để từ đó tính toán mức bội chi ngân sách, tỷ lệ nợ công,...
Việc dự báo giá trị GDP tuyệt đối, ngoài yếu tố là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, còn phụ thuộc vào chỉ số giá tính GDP. Chỉ số giá tính GDP mặc dù không được đưa thành một chỉ tiêu chính thức trong các báo cáo kinh tế - xã hội, nhưng là chỉ tiêu rất quan trọng. Tuy có những khác biệt nhất định, nhưng thực tế cho thấy chỉ số này cơ bản xoay quanh tỷ lệ lạm phát.
Do đó, trên cơ sở bám sát các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Đảng và Quốc hội, thể hiện sự tích cực nhưng thận trọng, khả thi, tham khảo dự báo của các tổ chức có uy tín về tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tính GDP và để cụ thể hóa được các chỉ tiêu về nợ công, vay nợ, bội chi, cân đối ngân sách, Chính phủ lựa chọn phương án tăng trưởng bình quân 6,75% để xây dựng các chỉ tiêu trong định hướng kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm 2016 - 2020 trình Quốc hội.
Thực hiện 10 nhóm giải pháp lớn
* PV: Để thực hiện thành công các mục tiêu của kế hoạch tài chính 5 năm, chúng ta cần chú trọng các giải pháp trọng tâm nào, thưa ông?
- Ông Võ Thành Hưng:Để thực hiện thắng lợi kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020, Chính phủ đã kiến nghị 10 nhóm giải pháp lớn, trong đó tập trung vào một số giải pháp trọng tâm.
Cụ thể là, trong năm 2017 và giai đoạn đến năm 2020, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó tập trung tái cơ cấu khu vực ngân hàng, xử lý thực chất vấn đề nợ xấu và một số tổ chức tín dụng yếu kém; cơ cấu lại khu vực DNNN mà trọng tâm là đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các DNNN không cần nắm giữ; cơ cấu lại đầu tư công với trọng tâm là tạo cơ chế, vốn mồi để thu hút thêm các nguồn lực bên ngoài. Đặc biệt là thúc đẩy lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí, tạo điều kiện cơ cấu lại chi NSNN, dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương.
Cùng với đó, thực hiện cơ cấu lại thu NSNN, tăng tỷ trọng thu nội địa để bù đắp giảm thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu. Trong đó, thực hiện điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, thuế suất các sắc thuế quan trọng và nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Hạn chế ban hành các chính sách làm giảm thu NSNN.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định hướng dẫn về quản lý tài chính đối với một số DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước đảm bảo theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các luật về thuế.
Về bội chi NSNN và nợ công, thực hiện các giải pháp để đảm bảo các chỉ tiêu nợ công hằng năm trong phạm vi cho phép và khả năng huy động thực tế, theo đó nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Về chi NSNN, thực hiện cơ cấu lại chi NSNN trên các nhiệm vụ chi lớn và trong từng lĩnh vực chi, theo hướng giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, sắp xếp các khoản chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng nguồn thu sự nghiệp, chỉ ban hành các chính sách, chế độ, chương trình, đề án khi cân đối được nguồn; kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng NSNN.
Bố trí chi đầu tư phát triển từ NSNN theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công. Dành tối thiểu 10% vốn chưa phân bổ trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 để dự phòng rủi ro về thu và xử lý các yêu cầu cấp bách về đầu tư trong điều hành. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, kết hợp với nâng cao hiệu quả đầu tư.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến (thực hiện)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- ·Sao Việt hôm nay 27/10: Lệ Quyên diện váy ngắn khoe dáng
- ·Bộ sưu tập thang máy theo chủ đề
- ·Thời tiết ngày 12/3: Áp thấp gây mưa dông, lốc xoáy trên biển
- ·Rộn ràng nghề 'ăn theo' ngày tết
- ·Ngày 28/2: Cả nước ghi nhận 94.385 ca mắc mới COVID
- ·Lao theo cổ phiếu hủy niêm yết: Rủi ro nhiều hơn cơ hội
- ·Độc chiêu "1 điểm VinID đổi cả thế giới" giúp người dùng xênh xang mua sắm đón Giáng sinh
- ·Giá heo hơi hôm nay 20/6/2023: Tăng rải rác một số nơi
- ·Bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên và học sinh khi dạy học trực tiếp
- ·Lễ công bố chương trình Caravan 2030 lần thứ 30 ‘ĐIỆP TRÙNG ĐÔNG BẮC
- ·Từ 1/8, khách hàng tài chính vi mô được vay tối đa 50 triệu đồng
- ·Yên Tử tổ chức lễ cầu nguyện quốc thái dân an
- ·Đăng ký thuế kinh doanh qua mạng: Nên tự giác để tránh bị phạt
- ·Lào Cai: Điều động, bổ nhiệm Chánh văn phòng tỉnh uỷ giữ chức Bí thư huyện Bảo Yên
- ·Chuỗi siêu thị AB Beauty World tiếp tục khai trương chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Phối hợp tạo thuận lợi và quản lý doanh nghiệp tốt hơn
- ·Mua xe Toyota nhận ngay ưu đãi khủng
- ·Những thông tin quan trọng cho khách hàng khi mua bảo hiểm thân vỏ ô tô
- ·UNDP phê duyệt Văn kiện chương trình quốc gia mới cho Việt Nam giai đoạn 2022