【ty le keo 2in1】Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị 4 vấn đề nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017 vào ngày 3/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kết quả thu ngân sách khá tốt, bình quân 13,69% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương đạt khá, đặc biệt, 16 địa phương trọng điểm đều đạt và vượt mức thu ngân sách theo tiến độ. Tuy nhiên, vấn đề về tái cơ cấu DN nhà nước còn chậm, mục tiêu đạt 60.000 tỷ theo Quốc hội còn khó khăn.
Về cải thiện môi trường đầu tư, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh với 47 nhóm nhiệm vụ, 87 giải pháp.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2017, Bộ Tài chính đã rà soát 270 thủ tục hành chính trong đó lĩnh vực hải quan có 178 thủ tục, thuế có 28 thủ tục, công sản có 56 thủ tục, bãi bỏ, đơn giản hóa một số thủ tục không cần thiết, phấn đấu đạt thời gian thông quan là 70 giờ đối với hàng NK, 90 giờ đối với hàng XK. Cơ chế một cửa, tạo thuận lợi thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh.
Đặc biệt, tại phiên họp kỳ này, lãnh đạo Bộ Tài chính đã nêu 4 kiến nghị lên Chính phủ nhằm giảm chi phí cho DN.
Thứ nhất, chính sách thuế những năm qua liên tục được điều chỉnh theo hướng giảm, lộ trình nhanh hơn theo chiến lược, điều này một phần hỗ trợ DN vượt khó khăn, hai là đảm bảo thu ngân sách. So với các nước khu vực ASEAN thì Việt Nam mức ở mức trung bình thấp về thuế thu nhập. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kiến nghị trong việc đề xuất miễn giảm thuế, các giải pháp tình thế phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng.
Thứ hai là về các khoản đóng góp dôi dư, hàng tháng DN phải đóng 23,5% quỹ lương, trong đó: 21,5% đóng cho BHXH (17,5% BHXH, 3% BHYT, 1% bảo hiểm thất nghiệp); 2% đóng phí công cộng… DN còn phải đóng thay cho người lao động 10,5% quỹ lương, trong đó BHXH 8%, BHYT 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%.
Lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, mức đống này rất lớn, tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nên việc giảm mức đóng cần tính toán để đảm bảo an toàn cho các quỹ, nhất là quỹ BHXH.
Vừa qua Chính phủ đã đồng ý giảm mức bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0,5% cho hết 31/12/2019. Tuy nhiên, mức này vẫn còn 2.550 tỷ/năm, tương ứng 13,7 triệu đồng/năm/DN. Hơn nữa, chính sách này chỉ mang tính ngắn hạn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính của DN. Vì thế, cần phải mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm để giảm chi tiêu.
“Đối với chi phí công đoàn cũng cần phải nghiên cứu, phải giảm việc này, mức đóng 2% là rất lớn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ.
Vấn đề thứ ba, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, phần lớn chi phí DN hiện nay đang phải chịu từ lãi suất ngân hàng, do đa phần là vốn vay. Dư nợ tín dụng đang vào khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay khá cao từ 3-5%.
“Hệ thống ngân hàng đang thu từ nền kinh tế trên dưới 200 ngàn tỷ đồng/năm, cao hơn toàn bộ số thu thuế thu nhập DN vào ngân sách. Nên việc phấn đấu giảm lãi suất 0,5-1% sẽ có tác động lớn cho DN. Do đó, ngành ngân hàng phải tập trung đẩy mạnh xử lý nợ xấu và cơ cấu lại ngân hàng lành mạnh”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay.
Ngoài ra, cũng theo Bộ trưởng, DN còn chịu chi phí liên quan đến thủ tục hành chính như: thuế, hải quan, đất đai. Do đó, Bộ trưởng khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục thuế, hải quan theo hướng đơn giản hóa, giúp giảm chi phí.
Cuối cùng, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kiến nghị thúc đẩy chi tiêu công, vốn đầu tư công. Các chương trình mục tiêu mới được Chính phủ phê duyệt 4/24 chương trình, nên cần đẩy nhanh tiến độ, trên cơ sở thủ tướng phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ bố trí kinh phí theo dự toán.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn đầu tư theo cân đối ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn khác và vốn đầu tư từ năm 2016 chuyển sang còn 300.000 tỷ đồng, nên Bộ Tài chính sẽ tập trung giải quyết hết, giải quyết được sẽ huy động thêm 600.000 đồng tỷ nữa, như vậy sẽ có khoảng 1 triệu tỷ đồng vốn đầu tư giúp tăng trưởng cao hơn.
Cùng với đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kiến nghị cần chỉ đạo đẩy nhanh công tác thoái vốn, cổ phần hóa DN nhà nước, hiện quá chậm.
“Thời gian qua, các địa phương và các bộ ngành đã vào cuộc rất tốt trong vấn đề quản lý thu chi, thanh kiểm tra… Nên thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh để giảm chi phí, tạo điều kiện cho DN”, lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- ·Xe ben vượt đèn đỏ lao nhanh qua ngã tư chuẩn phong cách hung thần
- ·Dùng thang điểm chung tuyển sinh ĐH: 110 điểm ĐGNL bằng 22 điểm tốt nghiệp?
- ·163 lô đất ven Hà Nội sắp được đấu giá, khởi điểm từ 3,6 triệu/m2
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Đại lý ô tô vào cuộc đua doanh số cuối năm, tận dụng chính sách giảm phí trước bạ
- ·Thành lập Liên minh Viễn thông AseanConnect.One
- ·Khách mua iPhone 16 Pro Max nhận hộp rỗng, Giao Hàng Tiết Kiệm nói gì?
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Tràn lan quảng cáo bán dâm, tình một đêm trên Facebook
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Sự cố cáp quang nửa năm chưa sửa xong, tốc độ Internet Việt Nam tụt hạng
- ·Samsung biến tư duy thiết kế trở thành văn hóa trong cải tiến
- ·Trung tâm giáo dục nói gì về hơn 400 triệu đồng học phí thu dư năm 2023?
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Global Care công bố cổ đông chiến lược và ra mắt nền tảng so sánh bảo hiểm
- ·Những trường hợp chở ba người bằng xe máy mà không bị phạt từ 1/1/2025
- ·Có nên chuyển Internet cáp quang sang sử dụng 4G?
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·CEO Google tiết lộ "thông tin đáng sợ" cho các lập trình viên