【lich dau c1】Công nghiệp hỗ trợ yếu vì hỗ trợ sai địa chỉ
Buổi công bố kết quả Nghiên cứu Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM) và Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) của Nhật Bản thực hiện lặng đi sau lời xin lỗi của TS. Yoichi Sakurada.
“Tôi xin lỗi khi phải nói thật là,ôngnghiệphỗtrợyếuvìhỗtrợsaiđịachỉlich dau c1 doanh nghiệpViệt Nam hiện không đủ lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”, TS. Yoichi Sakurada nói.
Doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia được vào giai đoạn cuối như bao bì, vỏ bọc… trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: Đức Thanh |
Tham dự Buổi công bố là đại diện các bộ, ngành, viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp trong nước. Nhiều người trong số này không chỉ chứng kiến mà còn tham gia vào quá trình hình thành và phát triển hệ thống chính sách cho ngành công nghiệp này trong 5 năm qua, tính từ thời điểm ban hành Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
Đáng tiếc, đây không phải là lần duy nhất TS. Yoichi Sakurada - một trong những tác giả chính của Nghiên cứu Thúc đẩy phát tiển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – phải bày tỏ thái độ này.
“Vấn đề của Việt Nam là văn bản nhiều, nhưng thực thi thế nào? Câu hỏi tương tự với hệ thống cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam – khu vực đóng vai trò chính trong các ngành công nghiệp hỗ trợ. Chúng tôi đã đến tận nơi, hỏi doanh nghiệp và rất tiếc là nhiều doanh nghiệp không tìm kiếm được sự hỗ trợ như họ cần. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp trả lời không biết đến hệ thống hỗ trợ này. Chúng tôi nghĩ là đã có thể trả lời cho câu hỏi vì sao doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển được”, ông Sakurada nói.
Mối lo này bị đẩy lên cao khi các chuyên gia của MRI cho rằng, Việt Nam đang bị đặt vào thế buộc phải nhảy cóc, phải gia nhập được chuỗi cung ứng này do yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mới, trong khi thực tế sự phát triển của công nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn 2 theo mô hình của các nền kinh tế phát triển, đó là bước sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
“Có thể nói là Việt Nam sẽ phải đi rất nhanh qua giai đoạn phát triển công nghiệp định hướng xuất khẩu theo tuần tự. Câu hỏi phải trả lời là Việt Nam sẽ lấp đầy các khoảng trống thế nào trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam chưa hội tụ đủ năng lực cạnh tranh của các giai đoạn phát triển trước đó”, TS. Yoichi Sakurada thẳng thắn chia sẻ các kết quả nghiên cứu.
Hệ lụy của các câu hỏi này, theo các chuyên gia của MRI, Việt Nam đang được chứng kiến. Đó là sự chênh vênh của các doanh nghiệp thầu phụ trong mối liên hệ với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng là các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI). Phần lớn thầu phụ cấp độ 1, 2 cho các doanh nghiệp FDI như Canon, Honda là các doanh nghiệp Nhật Bản. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia được vào giai đoạn cuối như bao bì, vỏ bọc… Nghĩa là chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia rất ngắn và ở mức độ thấp nhất, dễ bị thay thế.
“Trong khu vực ASEAN, các nước đi trước Việt Nam trong phát triển công nghiệp hỗ trợ như Malaysia, Thái Lan… đã tận dụng được kết nối với khu vực FDI, nhận chuyển giao công nghệ cũng như các nguồn lực khác. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp nội địa lớn mạnh hơn trong chuỗi cung ứng. Việt Nam chưa khai thác được mối liên kết này, phải dựa quá nhiều vào khu vực FDI trong cả lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đây là điều cần phải lưu ý”, TS. Yoichi Sakurada nói.
Các chuyên gia nghiên cứu của RMI cũng không ngần ngại nói thẳng, các mô hình dịch vụ công hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phần nhiều ở tình trạng vừa trùng lặp về nghiệp vụ, vừa không đáp ứng được nhiều yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng.
“Mục tiêu của các trung tâm hỗ trợ từ trung ương tới các địa phương đều rất tốt đẹp, nhưng cách hoạt động thì lãng phí về tiền bạc, con người và không hiệu quả. Phần lớn trung tâm này hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, các vấn đề về mẫu biểu. Một số nơi có hỗ trợ về thông tin, tư vấn quản lý doanh nghiệp… trong khi chúng tôi hỏi doanh nghiệp thầu phụ cần gì, họ nói cần hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, các thiết bị đo đạc… để biết chắc được sản phẩm của họ thỏa mãn đòi hỏi của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng vì doanh nghiệp nhỏ không đủ điều kiện kiểm tra”, TS. Yoichi Sakurada chia sẻ thông tin.
Ở Nhật Bản, phần việc này được giao cho Trung tâm hỗ trợ công về kỹ thuật đặt tại các địa phương. Đây là nơi kết nối không chỉ doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước mà cả hệ thống chuyên gia tư vấn, doanh nghiệp lớn…
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay 27/8/2024: Vàng nhẫn lập kỷ lục mới
- ·Bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thuế Thái Nguyên
- ·Hải Phòng: 214 doanh nghiệp nợ trên 393 tỷ đồng tiền thuế
- ·Hợp tác triển khai sản phẩm Home PayLater
- ·Công ty Điện lực Long An thông báo tổ chức cuộc thi ‘Tiết kiệm điện
- ·13 dạng phế liệu bị loại khỏi danh mục được phép nhập khẩu
- ·TP. Hồ Chí Minh: 3 doanh nghiệp được công nhận đại lý hải quan
- ·Vỡ mộng sau 20 năm trồng loại cây được quảng cáo là cây tỷ phú
- ·Giá heo hơi liên tục tăng nhưng người nuôi ngại tăng đàn
- ·Giảm thiểu 81/300 trường hợp vi phạm hành lang lưới điện trên địa bàn Hà Nội
- ·Kiến nghị dự án thành phần 7 Vành đai 3 TP.HCM qua Long An lên 8 làn xe
- ·Bạch hải đường bỗng sốt “điên đảo”, bán trao tay lãi ngay vài trăm triệu
- ·Khai thác dầu từ đá móng: Nền tảng để Việt Nam phát triển công nghệ khai thác dầu khí
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Chủ động tương tác, hỗ trợ người nộp thuế
- ·Giá vàng hôm nay 17/7/2023: Vàng nhẫn ở mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua
- ·Tập huấn cho đại lý kinh doanh ô tô, xe máy nộp lệ phí trước bạ điện tử
- ·Tổng Bí thư dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- ·Hải quan Khánh Hoà thu ngân sách tăng từ mặt hàng mới nhập khẩu
- ·Đảm bảo các tiêu chuẩn trong sản xuất da giày hướng đến phát triển bền vững
- ·Hòa Bình: Cơ quan thuế thu ngân sách đạt 44,7% dự toán