【soi kèo mu vs bayern】Đại dịch đã khẳng định hình ảnh lương y như từ mẫu
(CMO) “Chúng ta đã đi qua một năm chưa từng có, để lại nhiều cung bậc cảm xúc. Trong thời khắc khó khăn nhất, chúng ta đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mà ngành y tế đã giữ bình tĩnh cùng các địa phương áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, mang lại hiệu quả. Cùng lúc huy động lực lượng lớn phòng, chống dịch, giúp người bệnh tiếp cận nhanh nhất các dịch vụ y tế. Không để đổ vỡ hệ thống y tế, nhất là ở tâm dịch. Đó là sự cố gắng rất lớn của ngành y tế và các lực lượng khác cùng hỗ trợ”, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương những đóng góp của ngành y tế trong năm qua, nhất là công tác phòng, chống dịch Covid-19, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2022, vào sáng ngày 20/1.
Đánh giá lại công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã mạnh dạn, đột phá đưa ra biện pháp chống dịch, áp dụng trong tình hình mới, đây là quyết định hết sức khó khăn. Chuyển hướng sang cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân làm trung tâm, huy động sức mạnh toàn dân, bảo vệ an ninh, an toàn cho người dân. Với tinh thần vừa làm, vừa đút kết kinh nghiệm, từ đó hoàn chỉnh công thức chống dịch, tự tin chống dịch.
“Qua khó khăn đã khẳng định được hình ảnh lương y như từ mẫu”, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương.
Rút bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ, đó là phải tuân thủ nghiêm sự chỉ đạo lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; bình tĩnh, bản lĩnh để quyết định các vấn đề trong lúc khó khăn; tiếp cận từ cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể trong chống dịch; huy động sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế; càng khó khăn, phức tạp càng phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Dương Huỳnh Khải và lãnh đạo Sở Y tế đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau. |
Chuyển “nguy” thành “cơ”
Năm 2021 là năm đánh dấu các làn sóng dịch bùng phát với quy mô và cường độ dữ dội hơn năm 2020 trên toàn cầu. Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn.
Tính đến ngày 16/1/2022, cả nước ghi nhận trên 2 triệu ca mắc. Trong đó, có hơn 1,7 triệu người khỏi bệnh, 35.480 ca tử vong. Riêng trong đợt dịch thứ 4 ghi nhận 2,020 triệu ca, 35.445 ca tử vong tại 52 tỉnh, thành phố. Đến nay, đã ghi nhận 68 ca nhiễm biến thể Omicron là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời.
Bên cạnh phòng, chống dịch Covid-19, ngành y tế tập trung phòng, chống các dịch bệnh khác, không để tình trạng "dịch chồng dịch". Số mắc, tử vong của hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến, HIV/AIDS, ngộ độc thực phẩm giảm so với năm 2020. Công tác quản lý môi trường y tế, truyền thông, y tế cơ sở được tăng cường. Thực hiện nhiệm vụ kép, bảo đảm an toàn cho bệnh viện, phòng chống dịch trong giai đoạn bình thường mới.
Chuyển “nguy” thành “cơ” trong đại dịch Covid-19 để tăng tốc chuyển đổi số trong ngành y tế, Bộ Y tế được xếp thứ 5 về chuyển đổi số trong 18 Bộ có cung cấp dịch vụ công. Việt Nam là 1 trong những nước đầu tiên thực hiện áp dụng tờ khai y tế điện tử. Xây dựng và triển khai Sổ sức khỏe điện tử, đẩy mạnh tư vấn khám chữa bệnh từ xa...
Nước ta cũng là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được vi rút SARS-CoV-2, đã có 4 vắc-xin được thử nghiệm lâm sàng, 2 vắc-xin chuyển giao công nghệ với Nga, Nhật; nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, một số trang thiết bị y tế; đảm bảo được trang thiết bị phòng hộ...
Bộ Y tế cũng đã xây dựng Đề án phát triển nhân lực y tế vùng khó khăn; một số chế độ chính sách cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng; tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công.
Tuy nhiên, hệ thống y tế còn bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của nhiều tỉnh, thành phố thiếu trang thiết bị, nhân lực. Do tác động của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động cung ứng dịch vụ dân số bị gián đoạn. Việc phân bổ nhân lực y tế chưa hợp lý giữa các vùng, các tuyến, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu ở tuyến y tế cơ sở. Công nghiệp dược, thiết bị y tế chưa phát triển đáp ứng yêu cầu, phụ thuộc vào nguyên liệu ở nước ngoài; tồn tại nhiều bất cập trong công tác thẩm định, đăng ký lưu hành thuốc,…
Riêng ngành y tế Cà Mau, đã thực hiện hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2021, nhất là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đến nay đã ghi nhận 37.662 ca mắc Covid-19, trong đó đã điều trị khỏi 37.489 người, tử vong 173 người. Tỉnh hiện đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tỉnh Cà Mau hiện đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid -19 |
Xử lý nghiêm tiêu cực, tham nhũng trong ngành y tế
Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng nhắc nhở, dù tình hình dịch bệnh cơ bản kiểm soát, song không được say sưa với thắng lợi mà lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Phải giữ gìn kết quả đạt được để hoàn thành tốt hơn và khắc phục nhiều hạn chế trong công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, cần làm ngay công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành y tế; khắc phục những sơ hở, lỏng lẻo để ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra, phải hoàn thiện thể chế, khắc phục ngay hạn chế của y tế dự phòng và y tế cơ sở. Khẩn trương rà soát chế độ, chính sách để thu hút lực lượng phòng, chống dịch. Có giải pháp thu hút, huy động nguồn lực y tế tư nhân. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ số mạnh hơn nữa. Phải có chiến lược lâu dài cho đào tạo nhân lực ngành y tế, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
“Tất cả trên tinh thần kiên trì mục tiêu đặt sức khỏe, tính mạnh người dân lên trên hết; bảo vệ người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao; bảo vệ người làm công tác tuyến đầu”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh và đề nghị thần tốc hơn nữa công tác bao phủ vắc-xin cho các đối tượng cần tiêm theo nguyên tắc an toàn, khoa học, hiệu quả.
Bộ Y tế cần công bố các loại thuốc điều trị Covid-19 cho phép, về hướng dẫn sử dụng và giá cả, không để tiếp tục xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vắc-xin cho trẻ em để nhanh chóng mở cửa trường học an toàn./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Quảng Bình: Khởi tố 2 cán bộ xã vì hợp thức hoá hồ sơ giả
- ·Điều chỉnh hợp lý chính sách huy động từ thuế, phí
- ·Điều tra làm rõ vụ buôn lậu hơn 9.300 tấn xăng Ron A92
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế mới nhất
- ·Nỗ lực của Hải quan sau những chỉ số đánh giá
- ·Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Mỗi tháng còn phải thu ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Kết quả Anh 2
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·Lạng Sơn: Mở điểm kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu Bình Nghi
- ·Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi tố thêm 6 cán bộ trong vụ án nhận hối lộ
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/6/2024
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Quảng Ninh: Dưới 0,1% tờ khai kiểm tra chuyên ngành vi phạm
- ·Tăng cường ngăn chặn chuyển giá và trốn thuế
- ·Dành ưu đãi cho doanh nghiệp tuân thủ tốt
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Xử phạt vi phạm hành chính nếu hàng trung chuyển quá thời hạn lưu giữ