【chaves – porto】Thủ tướng: Nền kinh tế tự chủ không phải là tự sản xuất mọi thứ
Đây là ý kiến được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội chiều 18/11.
Việt Nam chủ trương đa dạng hoá mặt hàng,ủtướngNềnkinhtếtựchủkhôngphảilàtựsảnxuấtmọithứchaves – porto thị trường
Cụ thể, trả lời đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) về việc đảm bảo tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "không có gì quý hơn độc lập, tự do" và cho hay, trong thời kỳ hội nhập thì độc lập, tự chủ kinh tế là rất cần thiết để không phụ thuộc vào quốc gia khác.
Một nền kinh tế độc lập tự chủ phải có năng lực cạnh tranh cao, công nghệ không quá lạc hậu, giải quyết được các cân đối lớn về thanh toán quốc tế, thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu. "Nền kinh tế độc lập, tự chủ sẽ ít tổn thương trong hội nhập, thích ứng nhanh trước các biến động quốc tế. Vì thế, Việt Nam chủ trương và triển khai đa dạng hoá mặt hàng, thị trường; không quá phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác, một mặt hàng để dễ bị tấn công", Thủ tướng nói.
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 230 quốc gia, vùng lãnh thổ, có 25 mặt hàng xuất khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi năm; thu hút 40.000 dự án FDI với 230 tỷ USD đăng ký đầu tư... Tuy nhiên, "độc lập, tự chủ không phải là tự sản xuất mọi thứ, cái chính là đi vào thế mạnh để phát huy hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn. |
Cổ phần hóa DNNN: Nhiều bộ ngành, địa phương chưa tích cực
Trả lời đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) về giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thủ tướng cho biết còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa tích cực, chưa chủ động trong lĩnh vực này. Một số DN chưa quyết liệt, sợ cổ phần hóa, thoái vốn. Hay các doanh nghiệp cổ phần hóa quy mô lớn nên thời gian chuẩn bị kéo dài, quy mô thị trường còn nhỏ, việc hấp thụ vốn còn hạn chế.
Chủ trương của Đảng, Nhà nước là quyết liệt đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN theo đề án, lộ trình thoái vốn. Xử lý nghiêm sai phạm, lợi ích nhóm, thất thoát vốn nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tạo chuyển biến rõ nét về quản trị, niêm yết trên thị trường chứng khoán là những việc làm cần thiết.
Thủ tướng cũng cho biết, cổ phần hóa DNNN không phải chỉ là thu hút vốn, nguồn lực mà còn góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cổ đông càng nhiều thì giám sát càng nhiều.
Đề nghị DN tư nhân nói không với hối lộ
Về chủ đề giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, trả lời đại biểu Tô Văn Tám, Thủ tướng cho rằng tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đã rõ, các giải pháp phát triển trước hết phải là ổn định vĩ mô, công khai minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, bảo vệ nhà đầu tư chính đáng, quyền tài sản, quyền công dân được bảo vệ.
“Chúng ta vui mừng thấy, DN tư nhân năm nay thành lập mới 125.000 DN, đa số DN hoạt động tốt, có doanh thu, nộp thuế”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh việc tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí, lệ phí, nhất là chi phí không chính thức, tránh kiểm tra chồng chéo, và đề nghị “doanh nghiệp tư nhân nói không với hối lộ”.
Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền cần tạo ra không gian cho kinh tế tư nhân phát triển, thị trường chứng khoán tốt, ổn định, hợp pháp liên kết. DN tư nhân tự tin, dám nghĩ dám làm. Chính quyền, nhân dân cổ vũ, động viên để kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển đúng hướng. "Hiện Chính phủ đã có chương trình hành động để phát triển kinh tế tư nhân", Thủ tướng cho biết.
Đại biểu Tô Văn Tám |
Tiếp tục trả lời chất vấn về của đại biểu Thích Thanh Quyết về công tác phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng đồng tình với nhận định của đại biểu là tham nhũng không chỉ ở Việt Nam mà diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước Việt Nam coi nhiệm vụ chống tham nhũng rất quan trọng nên đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Vừa qua, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều việc, từ xây dựng thể chế tới điều tra, truy tố, xét xử; hiện Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện các quy định về phòng, chống tham nhũng theo tinh thần để cán bộ, công chức “không thể, không dám, không muốn tham nhũng”.
Thủ tướng cũng cho biết, tới đây Chính phủ tính toán để xem xét nâng lương cho cán bộ, công chức, xem đây là giải pháp cần thiết trong bối cảnh tham nhũng vặt đang diễn ra nghiêm trọng. "Tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường kiểm soát quyền lực..., đây là các việc quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng", Thủ tướng nói.
H.Y
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nợ xấu tăng, lãi ròng ngân hàng Eximbank giảm mạnh
- ·Đền Hùng
- ·Akira Phan: Kể chuyện bằng âm nhạc
- ·Một đời thương chỉ một người
- ·Nhóm thực phẩm nên ăn ít kẻo da nhanh nhăn nheo, xỉn màu
- ·Triết lý hạnh phúc trong xòe Thái
- ·Gửi người luôn bên em!
- ·Tàu Ô
- ·Sản xuất hàng hóa dồi dào đủ cung ứng nhu cầu tiêu dùng
- ·Những điểm đến nổi bật mới tại Việt Nam
- ·Tuổi trẻ Dầu khí
- ·Festival Về miền Quan họ 2023 sẽ khai mạc vào tối 25
- ·Hớn Quản: Sôi nổi ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ấp Xa Trạch 2
- ·Sách hay thay đổi cuộc đời
- ·Những chính sách quan trọng có hiệu lực vào đầu năm 2020
- ·Vĩnh biệt nhà văn Lê Lựu (1942
- ·Sẵn sàng cho đêm nhạc 'Hơn cả yêu thương'
- ·Khai mạc Festival Biển Nha Trang
- ·Khách du lịch vẫn giảm mạnh vì Covid
- ·Du lịch Nam Bộ tạo điểm nhấn thu hút du khách những tháng cuối năm