【kèo nhà cái c1】Triết lý hạnh phúc trong xòe Thái
BPO - Nói đến người Thái,ếtlyacutehạkèo nhà cái c1 ai cũng nghĩ đến biểu đạt văn hóa mang tính cộng đồng cao như xòe. Và nói tới múa xòe, người ta biết đến là di sản của người Thái ở Tây Bắc. Nghệ thuật xòe Thái tượng trưng cho cái đẹp, chứa đựng các giá trị nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, ca hát, trang phục, ẩm thực và ứng xử văn hóa của cộng đồng... Thông qua đó thể hiện triết lý hạnh phúc của người Thái.
Để di sản mãi trường tồn
Trở lại Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) vào những ngày giáp tết, trong không khí xuân mới đang về, niềm hạnh phúc của người dân nơi đây vẫn còn vẹn nguyên từ lễ đón bằng công nhận xòe Thái của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 9-2022.
Năm nay đã 90 tuổi nhưng hằng ngày nghệ nhân Lò Văn Biến vẫn nhiệt tình truyền dạy 6 điệu xòe cổ cho con cháu và các đội văn nghệ nòng cốt tiếp nối mạch nguồn dân tộc. Đó là hành động thiết thực, hiệu quả của cam kết mà Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đã phát biểu tại lễ vinh danh nghệ thuật xòe Thái: Yên Bái cam kết tiếp tục chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu quả chương trình hành động quốc gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật xòe Thái nói riêng và các di sản văn hóa nói chung; theo phương châm lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động, biến di sản thành tài sản phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đất nước. Từ đó để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.
Nghệ thuật xòe Thái đã và đang được khai thác hiệu quả, phục vụ phát triển du lịch của thị xã Nghĩa Lộ và tỉnh Yên Bái
Băng qua cánh đồng Mường Lò đang vào vụ, chúng tôi tới nhà anh chị Cương Chinh, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ. Cũng như nhiều hộ dân trong bản, được sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, mong muốn gìn giữ văn hóa dân tộc, anh chị đã xây dựng nhà mình thành homestay, hằng năm đón hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước. Từ khi xòe Thái được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, lượng khách đến với gia đình đông hơn, đặc biệt ngày càng có nhiều đoàn khách nước ngoài hơn.
Điều phối viên Liên hợp quốc trao Bằng Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của nghệ thuật xòe Thái Việt Nam cho đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Niềm nở đón đoàn chúng tôi, chị Chinh chia sẻ: “Mỗi dịp tết Nguyên đán, gia đình luôn chuẩn bị để đón những đoàn khách đặt trước, đôi khi cả những đoàn đột xuất. Người Thái luôn tâm niệm đầu xuân càng nhiều khách tới chơi nhà càng nhiều may mắn. Nhất là mỗi đoàn khách đều tham gia múa xòe với người bản địa thì mùa màng của chúng tôi sẽ bội thu. Và các bạn (đoàn chúng tôi - PV) là những người khách thưởng thức hương xuân sớm của Mường Lò”. Lời giới thiệu của chị khiến cả đoàn ai nấy đều cảm thấy rạo rực. Hương xuân sớm Mường Lò chính là vòng xòe đầu tiên của mùa xuân. Trong quan niệm của người Thái, mùa xuân là mùa của sinh sôi, nảy nở. Vì vậy, vòng xòe đầu tiên sẽ mở màn cho những lời cầu chúc một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt cho bản làng người Thái.
Màn đại xòe tạo hình hoa ban - loài hoa biểu trưng của Tây Bắc
“Không xòe không vui, không xòe cây lúa không trổ bông, không xòe cây ngô không ra bắp, không xòe trai gái không thành đôi” - câu dân ca vừa khẳng định vị thế điệu xòe trong đời sống người dân vừa thể hiện triết lý hạnh phúc trong xòe Thái. Từ những cuộc vui nhỏ của gia đình như lễ mừng nhà mới, đám cưới, đám hỏi đến các lễ hội lớn của bản làng như lễ Xên bản, tết Xíp xí, lễ hội hoa ban, mừng cơm mới... khó có thể vắng bóng điệu xòe hòa nhịp cùng lời ca, tiếng khắp trong thanh âm rộn ràng, tha thiết của khèn bè, trống, chiêng, tằng bẳng, mắc hính...
Những cô gái Thái say đắm trong vòng xòe
Chị Chinh chia sẻ thêm: “Ở vùng Mường Lò, từ người già đến con trẻ đều nằm lòng 6 điệu xòe cổ. Từ ngày cụ Lò Văn Biến sưu tầm các tài liệu, phục dựng 6 điệu xòe cổ rồi truyền dạy cho thế hệ sau, ai cũng cảm ơn cụ. Và xòe Thái trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có công của cụ”. Sự biết ơn nguồn cội được xòe Thái phản ánh trong các động tác dân vũ ấy. Có lẽ chính vì vậy, từ trong gia đình tới bản làng của người Thái Mường Lò luôn giữ một sự trang nghiêm trên dưới, nó ảnh hưởng đến phong cách sống của cộng đồng các dân tộc trong vùng.
Xuân sớm ở Mường Lò
Lời hứa khi chúng tôi liên lạc với chị Chinh là thưởng thức 6 điệu xòe cổ được chị thực hiện ngay sau bữa cơm tối thịnh soạn, đậm chất dân tộc Thái. Chị cười bảo: “Chẳng khó để tập hợp được đội văn nghệ của bản, vì ai mà chẳng biết múa xòe”. Những em gái Thái xúng xính trong bộ trang phục truyền thống bắt mắt thực sự rất duyên dáng và dễ say lòng khách lạ. Các em trình diễn, còn chị Chinh theo đó mà bắt đầu giới thiệu: “Điệu “khắm khen” tức điệu nắm tay nhau vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt. Điệu “khắm khằn mơi lẩu” tức nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách. Điệu “phá xí” tức bổ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, sự đoàn kết trao đổi, tình cảm của con người. Điệu “đổn hôn” tức tiến, lùi và nhào ra phía trước, lùi về sau thể hiện việc dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người luôn gắn chặt bên nhau... Không lý giải được xòe có chất xúc tác gì mà sau những điệu xòe ấy, những lời giới thiệu đậm chất cộng đồng nghe, ngẫm, ai cũng cảm thấy hân hoan, hạnh phúc.
Mỗi cá nhân góp vào thì làm nên vòng xòe và không thể có vòng xòe nếu chỉ có một, hai cá thể. Bởi vậy, người Mường Lò quan niệm: Vòng xòe càng lớn, càng đông vui thì năm đó càng được mùa, đời sống ấm no, dân bản hạnh phúc, giống như mỗi cá thể góp hết sức xây dựng cộng đồng hạnh phúc, rồi từ đó được hưởng chung thành quả ấy. Âm nhạc trong múa xòe càng thêm gia vị cho triết lý hạnh phúc cộng đồng ấy: tiếng trống là âm thanh của mặt đất; tiếng cồng là sự vang vọng của bầu trời; tiếng chũm chọe là biểu tượng “phồn thực” của muôn loài. Sau mỗi đêm xòe tưởng như bất tận ấy, trở lại với cuộc sống đời thường, người ta thấy yêu lao động, hăng say sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho gia đình, cho bản làng. |
Trong nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, trân trọng và có nhiều sự hỗ trợ trong việc gìn giữ và phát huy nghệ thuật xòe Thái. Không chỉ gìn giữ giá trị văn hóa mà sâu thẳm là gìn giữ những triết lý nhân văn trong nghệ thuật xòe Thái. Để giờ đây, xòe trở thành thành tố quan trọng trong nỗ lực nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đàm phán thương mại Mỹ
- ·Tỷ giá USD hôm nay 13/8/2024: Chỉ số USD Index (DXY) dừng ở mức 103,12 điểm
- ·Bổ sung kháng thể bằng tiêm vaccine COVID
- ·Giá vàng chiều nay 8/8/2024: Giá vàng thế giới chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm
- ·Virus corona đang hoành hành, Trung Quốc lại có dịch cúm H5N1
- ·Dự báo giá tiêu ngày 14/8/2024: Tăng mạnh trở lại sau ngày đột ngột giảm sâu?
- ·Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn
- ·Dự báo giá cà phê ngày 11/8/2024: Tiếp đà lao dốc, thị trường chưa thấy dấu hiệu hồi phục?
- ·Giai đoạn 2020
- ·Xu hướng tiêu dùng tại thị trường Âu Mỹ thay đổi ra sao?
- ·Làm nghề xe ôm kiêm mối lái mại dâm lãnh án tù
- ·Bộ Y tế đề xuất xây dựng giá khám chữa bệnh dịch vụ tại bệnh viện công
- ·Phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân”
- ·Nhóm vũ trang thân Iran ở Iraq 'thề' tiếp tục tấn công quân Mỹ
- ·Xe khách lao xuống vực đèo Lò Xo, hàng chục người thương vong
- ·Vietcombank vinh dự nhận được 2 giải thưởng lớn của The Asian Banker
- ·Ukraine bổ nhiệm tư lệnh bộ binh mới, Nga dọa trả đũa phương Tây
- ·Tiếp cận vốn
- ·Hà Nội xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo dịp Tết
- ·Động thái tiền tệ trước cuộc họp FED tháng 7