【kqbd c1 chau a】Chuyển đổi số ngành Tài chính: Hướng đến người dân và doanh nghiệp
Ban hành đồng loạt các chiến lược phát triển ngành
Ngày 21/3/2022,ểnđổisốngànhTàichínhHướngđếnngườidânvàdoanhnghiệkqbd c1 chau a Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược tài chính đến năm 2030, trong đó nội dung quan trọng nhất là hiện đại hóa chuyển đổi số trong ngành Tài chính. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ đã mở màn cho hàng loạt các chiến lược sau này, đưa ngành Tài chính trở thành một trong các bộ tiên phong trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Sau khi chiến lược phát triển ngành Tài chính được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vào tháng 4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tiếp tục ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025 KBNN vận hành dựa trên dữ liệu và hoàn thành nền tảng Kho bạc số, đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Kho bạc số.
Ngoài ra, với sự kết nối thông tin, dữ liệu điện tử về ngân sách nhà nước giữa KBNN và các ngân hàng giúp mở rộng điểm thu, góp phần cải tiến thủ tục hành chính trong hoạt động thu thuế, tạo lợi nhuận cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách. Bên cạnh đó, công việc tạo lợi nhuận cho công ty kiểm soát chi của hệ thống kho bạc nhà nước. Hiện KBNN đang hướng tới mục tiêu xây dựng Kho bạc 3 không: Không giấy tờ, không tiếp xúc và không tiền mặt.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ hoạ: Văn Chung |
Đối với hệ thống thuế, ngày 23/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 508/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với mục tiêu chủ đạo và xuyên suốt là xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ. Trong đó, trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và 3 trụ cột cơ bản gồm: Thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.
Cùng với hệ thống thuế, ngày 20/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 628/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Theo với mục tiếu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành Hải quan số; 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan.
Chuyển đổi số hướng đến người dân
Trong năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó đã vận hành, kết nối văn bản quản lý phần mềm để gửi, nhận văn bản thông qua liên kết văn bản quốc gia với 95 cơ quan, đơn vị, bảo mật, đồng bộ.
Đến hết ngày 27/9/2022, tổng số dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 813, trong đó DVCTT mức độ 1 là 84; DVCTT mức độ 2 là 265; DVCTT mức độ 3 là 55; DVCTT mức độ 4 là 409. Tổng số DVCTT mức độ 3, 4 đã kết nối lên Cổng dịch vụ công quốc gia là là 296/464 (đạt tỷ lệ 63,79%). Trong đó, Tổng cục Thuế đã kết nối tích hợp 97 DVCT, Tổng cục Hải quan 98 DVCTT, Kho bạc Nhà nước 9 DVCTT, cơ quan Bộ Tài chính 56 DVCTT, Ủy ban chứng khoán là 36 DVCTT.
Bộ Tài chính đứng đầu các bộ về chuyển đổi số Theo Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, Bộ Tài chính tiếp tục xếp vị trí thứ nhất trong 17 bộ cung cấp dịch vụ công về mức độ chuyển đổi số năm 2021. Kết quả này cho thấy, ngành Tài chính đang tiên phong, chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số. |
Đáng lưu ý, ngày 21/4/2022, Thủ tướng Chính phủ công bố triển khai hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên toàn quốc. Đến nay, Tổng cục Thuế đã hoàn thành triển khai HĐĐT cho 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai theo hiệu lực của Luật Quản lý thuế. Tính đến hết tháng 9/2022, số lượng HĐĐT cơ quan Thuế đã tiếp nhận và xử lý là 1,5 tỷ hóa đơn. Việc triển khai HĐĐT không những góp phần đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội (như tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường,…) tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cơ quan Thuế.
Cho đến nay, Tổng cục Thuế đã hoàn thành việc triển khai dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, 99% doanh nghiệp trong tổng số hơn 870.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử. Việc ngành Thuế đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thuế điện tử nhằm hỗ trợ tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế, khai thuế, nộp thuế mọi lúc, mọi nơi không những tạo thuận lợi cho người dân mà còn góp phần hạn chế tiếp xúc xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Gần đây, ngành Thuế đã triển khai Cổng thông tin điện tử dành riêng cho nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế. Với phương châm lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ, việc vận hành đưa vào triển khai hoạt động Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài cũng như triển khai ứng dụng Etax Mobile sẽ đem lại hiệu quả to lớn, góp phần giúp ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.
Có thể nói, việc chuyển đổi số của hệ thống Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung đã mang lại sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
* Ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế:
Ngành Thuế hướng đến chuyển đổi số một cách toàn diện
Ông Phạm Quang Toàn |
Xác định chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, chính vì vậy ngành Thuế đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
Ngành Thuế đã triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) thay thế 16 ứng dụng phân tán trước đây đáp ứng đầy đủ các quy trình nghiệp vụ; triển khai các dịch vụ thuế điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 tích hợp với dịch vụ công quốc gia để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần nâng cao xếp hạng của Việt Nam về mức độ đơn giản, thuận lợi về thuế.
Đặc biệt trong năm 2021 - 2022, Tổng cục Thuế đã hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc theo yêu cầu của Luật Quản lý thuế; mở rộng triển khai ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động (eTax Mobile) và Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Việc này đã tạo ra bước chuyển đổi quan trọng về cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp...
* Ông Bùi Thế Phương - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin - Kho bạc Nhà nước:
Chuyển đổi số trong mọi hoạt động nghiệp vụ của kho bạc
Ông Bùi Thế Phương |
Với mục tiêu trở thành Kho bạc số vào năm 2030, Kho bạc nhà nước (KBNN) đã và đang thực hiện một số nội dung trọng tâm. Cụ thể là xây dựng và triển khai kiến trúc công nghệ thông tin của phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, kiến trúc tài chính số ngành Tài chính cũng như lộ trình chuyển đổi của ngành Tài chính.
Trọng tâm của kế hoạch chuyển đổi số là nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống liên quan thành hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số, là hệ thống đóng vai trò lõi của hệ thống thông tin tài chính số quốc gia, có sự kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, hệ thống giám sát đầu tư công quốc gia đối với các dự án đầu tư công, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống khác của trung ương và địa phương có liên quan.
Về phạm vi chuyển đổi số của KBNN gồm các mảng trọng tâm như: hiện đại hóa kế toán đồ thực thi ngân sách theo hướng liên thông với kế toán đồ của đơn vị sử dụng ngân sách, phân bổ dự toán ngân sách quốc gia trên nền tảng số và không giấy tờ, hình thành hệ thống tài khoản kho bạc duy nhất hiện đại theo thông lệ quốc tế từ đó hình thành trung tâm thanh toán tập trung, thực hiện kiểm soát chi theo phương pháp rủi ro gắn với phát triển chức năng kiểm toán nội bộ.
* Ông Đỗ Văn Trường - Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính:
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đối số cho cán bộ công chức
Ông Đỗ Văn Trường |
Trong tháng 9 và 10/2022, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản về chuyển đối số cho 1.200 cán bộ công chức, viên chức ngành Tài chính theo nội dung Chương trình được phê duyệt tại Quyết định số 1506/QĐ-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính.
Thông qua Chương trình bồi dưỡng kiến thức lần này nhằm cung cấp cho công chức, viên chức và người lao động trong ngành Tài chính những kiến thức cơ bản, cốt lõi về chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nói riêng để cán bộ, công chức, viên chức kịp thời tham mưu tổ chức triển khai tại cơ quan mình. Đồng thời nâng cao nhận thức, tư duy đổi mới, tầm nhìn và tư duy chiến lược, thực trạng, giải pháp về chuyển đổi số trong ngành Tài chính.
Bên cạnh đó, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thời đại chuyển đổi số lĩnh vực ngành Tài chính, ngân sách của lãnh đạo cấp phòng và tương đương, lãnh đạo cấp cục, vụ và tương đương. Cùng với đó là bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ của công chức, viên chức, người lao động trong việc khai thác, xử lý thông tin, dữ liệu trên nền tảng các ứng dụng của hoạt động chuyển đổi số.(责任编辑:World Cup)
- ·Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua môi trường số
- ·Bật mí cách làm tai heo kho nước dừa đậm vị
- ·Bí kíp giúp Phương Mỹ Chi nấu đặc sản Bến Tre ngon khó cưỡng
- ·Các bước làm thịt kho tàu thơm lừng, bắt mắt với bí quyết lạ
- ·Chống tham nhũng là việc khó khăn trong muôn vàn việc khó khăn
- ·Ấn tượng tăng trưởng xuất nhập khẩu 2021
- ·Vợ chồng dù mặn nồng đến mấy cũng không ngủ kiểu này kẻo hại cả hai
- ·5 ngôi làng có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi ở Trung Quốc mà ai cũng khao khát được ghé đến
- ·Giữ bình ổn giá cả hàng hóa trong thời điểm tăng lương cơ sở
- ·Lên lịch khám phá bắc đảo Phú Quốc cực chất trong 2 ngày 1 đêm
- ·Tìm hiểu giá máy làm kem tươi để chọn sản phẩm tối ưu
- ·5 ngôi làng có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi ở Trung Quốc mà ai cũng khao khát được ghé đến
- ·Cô gái phát hiện mình bị 'cắm sừng' chỉ qua bức ảnh bạn trai gửi
- ·Đậu phụ xốt thịt băm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 05/8/2024: Tăng nhẹ sau tuần giảm 5%
- ·Phở sắn, món ngon miền Trung lạ miệng
- ·Vay mẹ đẻ 500 triệu đưa cho mẹ chồng, chết lặng khi biết sự thật
- ·Alibaba.com dự đoán 3 ngành hàng xuất khẩu tiềm năm trong năm 2022
- ·Hủy thông báo mời đầu tư 2 dự án Khu nhà ở xã hội vốn đầu tư hơn 7.640 tỉ đồng
- ·Hỏng cái bóng đèn, vợ cũ của chồng tôi cũng gọi điện nhờ anh ấy đến sửa