【ty so trực tuyến】Đại biểu đề nghị luật hóa vị trí pháp lý của siêu ủy ban quản lý vốn
Nói về vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệpnhà nước tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 3/11,Đạibiểuđềnghịluậthóavịtrípháplýcủasiêuủybanquảnlývốty so trực tuyến Đại biểu Mai Hồng Hải (TP. Hải Phòng) cho rằng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều hoạt động như giám sát tối cao, ban hành các văn bản về cơ chế chính sách quản lý, sử dụng vốn và sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Cả giai đoạn 2016-2020 đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 177 doanh nghiệp với tổng giá trị 443.000 tỷ đồng, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước đạt 26.000 tỷ đồng, thu về 173.000 tỷ đồng, chuyển 250.000 tỷ đồng thu từ cổ phần hóa và thoái vốn vào ngân sách nhà nước.
So với giai đoạn trước, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2019 tăng 149%, doanh thu thuần tăng 110% và lợi nhuận trước thuế tăng 114%.
Đại biểu Mai Hồng Hải (Đoàn Hải Phòng) |
Ghi nhận những đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước đối với phát triển kinh tế- xã hội, song vị đại biểu TP. Hải Phòng cũng chỉ rõ, trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước vẫn còn một số hạn chế, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra, mô hình quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới.
Về cổ phần hóa, thoái vốn, ông Hải cho rằng đây không phải là mục tiêu cuối cùng của quản lý doanh nghiệp nhà nước mà là cách thức để cơ cấu lại nguồn lực của nhà nước, có lúc chậm là cần thiết, vì 2 lý do. Thứ nhất, còn phụ thuộc vào thị trường vốn từng thời kỳ. Thứ hai, phải hoàn thiện chính sách theo kịp những diễn biến thực tế, vừa đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa nhưng cũng phải đảm bảo không thất thoát vốn, tài sản của nhà nước.
Ông Mai Hồng Hải phân tích, vướng mắc lớn nhất làm chậm cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay là xử lý về đất đai. “Vấn đề là phải đảm bảo lợi ích từ đất đai thuộc về nhà nước, nhất là giá trị thương mại của đất đai theo thời gian”, ông nói.
Theo quy định hiện hành, để cổ phần hóa các doanh nghiệp phải làm 2 bước, một là lập phương án xử lý, sắp xếp nhà đất theo Nghị định 167/2017; hai là lập phương án sử dụng đất khi chuyển sang công ty cổ phần theo Nghị định 126. Ông Hải cho rằng, quy định như vậy là chặt chẽ, cần thiết, tránh thất thoát, nhưng cũng gây ra phức tạp, mất thời gian.
Vì vậy, ông Hải cho rằng, cần tổ chức thực hiện việc rà soát, lập phương án sử dụng đất theo Nghị định 167 theo hướng không để các doanh nghiệp tự làm mà chính quyền địa phương cấp tỉnh cần chủ trì cùng các bộ, ngành rà soát, sắp xếp một cách toàn diện đồng bộ đất đai do các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý, gắn với quy hoạch sử dụng đất ở địa phương. Đồng thời, kết hợp di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh đan xen trong đô thị ra các khu công nghiệp tập trung, thu hồi đất không cần dùng, không phù hợp quy hoạch để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
“Thực tế ở Hải Phòng, đến nay gần như tất cả các doanh nghiệp sản xuất, nhất là những cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm đã được di dời ra khỏi đô thị về các khu công nghiệp tập trung. Thành phố vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng các khu công nghiệp, doanh nghiệp dễ tiếp cận đất đai, thuận tiện sản xuất, bảo vệ môi trường, thành phố có điều kiện chỉnh trang đô thị”, ông nói.
Về quản trị doanh nghiệp nhà nước, ông Mai Hồng Hải đánh giá, thực tiễn cho thấy, việc quản trị tốt phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, từ trách nhiệm của người chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp đó.
“Hiện nay, quyền sở hữu vốn trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo hình thức người đại diện, nhưng trong tập đoàn, tổng công ty còn có công ty con, công ty cháu, lãnh đạo và người đại diện doanh nghiệp nhà nước được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, chịu sự quản lý gần như công chức, hầu hết các quyết định kinh doanh đều phải báo cáo, chờ ý kiến của đại diện chủ sở hữu cấp trên”, ông Hải nêu vấn đề.
Do vậy, ông Hải đề nghị cần sớm nghiên cứu, sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tưvào doanh nghiệp và các luật liên quan, luật hóa vị trí pháp lý của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
“Ủy ban Quản lý vốn và các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước cần tập trung xây dựng và quản trị chiến lược phát triển doanh nghiệp, gắn với cơ cấu lại trong nội bộ doanh nghiệp đó; trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong phạm vi chiến lược, đề án cơ cấu đã được phê duyệt”, ông Hải đề xuất.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Kiểm nghiệm sản phẩm Coca
- ·Vụ mì Hảo Hảo kiện mì Hảo Hạng: Nghệ sỹ Công Lý có liên quan?
- ·Gà rán KFC 'thịt chuột' gây xôn xao cộng đồng mạng
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Vitamin B3 có nguồn gốc từ không gian?
- ·Sữa mẹ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ
- ·Thịt nhiễm khuẩn Listeria bị thu hồi trên thị trường Mỹ
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Nguy cơ mắc ung thư do sử dụng điều hòa trên ôtô
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Đồ ăn vặt quanh cổng trường và nguy hại tiềm ẩn
- ·Mâu thuẫn Facebook, thiếu nữ rạch nát mặt bạn đi tù
- ·Uống Vitamin E có thực sự tốt như lời đồn?
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Nguy hại tinh dầu giả
- ·Kinh hoàng rết 'khủng' chui vào tai
- ·Italy: Báo động hiểm họa do sử dụng smartphone khi lái xe
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Triệt phá đường dây làm giả gần 20 tấn thực phẩm chức năng giả