【cúp quốc gia uruguay】Mang bệnh vì khuôn gói giò inox “đểu”
Nguy cơ đưa kim loại nặng vào cơ thể
Trong quá trình làm giò,đểucúp quốc gia uruguay nguyên liệu gồm thịt, các loại phụ phẩm khác như mộc nhĩ, nấm hương… tương ứng với tùy loại giò trộn lẫn và được đưa vào khuôn. Nếu người làm không cẩn thận, không dùng khuôn giò inox đảm bảo chất lượng, loại inox được phép dùng trong chế biến thức ăn, không có lớp lót bảo vệ, ngăn cách tiếp xúc giữa “inox” và thức ăn có thể làm phai các hợp chất bên trong bề mặt của thành khuôn.
Hơn nữa, trong quá trình chế biến nguyên liệu, các gia vị như muối, mì chính, nước mắm… được đưa vào nguyên liệu giò để cho có hương vị đậm đà, ngon hơn, khi những gia vị này tiếp xúc với thành “inox” có thể làm quá trình thôi, oxy hóa nhanh hơn. Từ đó, các tạp chất, kim loại bị gỉ sét, thôi nhiễm diễn ra nhanh hơn và càng ngấm vào giò nhiều hơn.
Khi dùng khuôn gói nên dùng lá chuối lót hoặc nilon sạch để tránh tiếp xúc với thành khuôn, tránh thôi nhiễm kim loại. Ảnh minh họa |
Điều đáng nói là hiện nay, do Việt Nam chưa sản xuất được inox nên phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài hoặc các cơ sở sản xuất tự mua phế liệu về nấu thành inox. Khi sản xuất ra các vật dụng, các cơ sở sản xuất thường pha tạp các loại kim loại để tạo thành phẩm “inox”, vừa chi phí thấp, giá thành sản phẩm lại cao, lãi cũng nhiều.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, inox cũng có nhiều loại, nhưng thường được chia thành 2 nhóm inox hít và không hít với nam châm. Inox không hít sử dụng thích hợp cho việc nấu thức ăn, inox hít thích hợp cho sản phẩm dao, muỗng nĩa do có độ cứng và bén.
Nhiều cơ sở sản xuất inox bằng cách thu mua phế liệu về nấu ra thành dạng thỏi, qua công đoạn cán, dập ép cho ra sản phẩm nhưng chưa khử triệt để tạp chất, thành phần không đúng mác inox quy định, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe
Trên thực tế, inox có thành phần chính là sắt, crom, niken. Sản phẩm tốt hay xấu phụ thuộc vào công thức sản xuất của từng hãng để cho ra sản phẩm phù hợp với công dụng sử dụng. Chẳng hạn inox có mác 304 thích hợp trong môi trường dùng để nấu thức ăn, mác 420 sản xuất dao, muỗng nĩa do có độ cứng và độ mài mòn cao, mác 316 chịu được môi trường axít, mác 430 có ưu điểm là giá rẻ nhưng dễ bị hoen gỉ. Một số cơ sở sản xuất không sử dụng kim loại đúng tiêu chuẩn, đúng mác nhằm hạ giá thành, đạt lợi nhuận cao.
Nhiều gia đình còn dùng chai nhựa để gói giò, trong trường hợp này dễ bị phai nhựa sang thức ăn. Ảnh minh họa |
Theo TS Nguyễn Ngọc Phong - Viện Khoa học Vật liệu, đối với các vật liệu mạ inox, để tạo giá thành rẻ hơn nữa, nhà sản xuất có thể sử dụng các chất mạ kém chất lượng, pha tạp nhiều chất hoặc không mạ lớp đồng. Các chất mạ là kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày, có thể tạo nên sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây hại cho sức khoẻ, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư...
Phân biệt inox thật, inox mạ
Ông Đinh Đức Thái - TP. Kinh doanh Công ty Cổ phần TM Nam Cường - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, sản xuất, gia công inox cho rằng, inox hay còn gọi là thép không gỉ thực chất là một hợp kim thép mà trong quá trình luyện kim, người ta thêm vào những nguyên tố như Niken (Ni), Crom (Cr), Titan (Ti), Cacbon (C), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Si, P, N, Mn....Tùy vào tính chất của từng loại inox mà những nguyên tố trên được thêm vào sẽ có tỉ lệ và chủng loại khác nhau.
Như vậy sẽ có rất nhiều mác inox được sản xuất ra và cũng không có khái niệm là "inox 100%". Tại thị trường Việt Nam, các hoạt động SX KD chủ yếu là những mác inox: 304, 304L, 430, 410, 201, 316, 316L...
Thông thường, những sản phẩm dùng trong thiết bị nhà bếp, đồ gia dụng chủ yếu được sản xuất từ mác inox 430 và 201. Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm không phải làm từ inox, nhái inox, chất liệu thường là sắt và được xi mạ một lớp crom bên ngoài rất khó phát hiện. Những sản phẩm này sử dụng một thời gian ngắn sẽ bị bong tróc lớp xi mạ bên ngoài và sẽ có hiện tượng gỉ sét do bị oxy hóa, thôi nhiễm sang các sản phẩm trong quá trình sử dụng.
Cần đảm bảo an toàn thực phẩm khi gói giò cho ngày tết. Ảnh minh họa |
TS. Phạm Đức Thắng, - Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, trên thị trường hiện nay có nhiều loại inox giả. Chất liệu chính của các sản phẩm này có thể là thép hoặc tôn sắt, mạ ngoài bằng một lớp đồng, niken và crom mỏng.
TIN LIÊN QUAN |
---|
|
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng
- ·Thêm tân binh trong thị trường ứng dụng tin nhắn
- ·Trình duyệt web ít 'ngốn' pin laptop nhất hiện nay
- ·Tính năng đột phá giúp tạo ra mạng 6G có tốc độ đáng kinh ngạc
- ·Bổ sung vào quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen và Vân Phong
- ·Cách sử dụng Google Maps không cần Internet
- ·Lừa xem phim online và bình chọn được trả phí để chiếm đoạt tài sản
- ·Người nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh miễn phí
- ·Nhận định, soi kèo Gillingham vs Bromley, 02h45 ngày 3/1: Chia điểm
- ·Cập nhật sinh trắc học để bảo vệ ví tiền online
- ·Tháo gỡ khó khăn về chính sách đất đai cho phát triển nông nghiệp
- ·Tối đa trải nghiệm, MobiFone mang đến siêu ưu đãi cho các gói cước data
- ·Có nên bật/tắt TV trực tiếp từ ổ cắm điện?
- ·FPT Digital triển khai AI chuyên sâu cho doanh nghiệp
- ·Quỹ VinFuture mở rộng chương trình kết nối InnovaConnect ra toàn quốc
- ·Trung Quốc bán vé du hành vũ trụ
- ·Cắm sạc pin điện thoại bằng máy tính có giảm tuổi thọ pin?
- ·Chưa có chip 2 nm, ASML đã bán thiết bị khắc chip 1 nm
- ·Hà Nội siết chặt quản lý tài sản công theo quy định mới
- ·Cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Taurids rực sáng bầu trời đêm nay