【cac tran bong hom nay】Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên
Đức Hiến
BPO - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bù Gia Mập lần thứ XII,ểnnocircngnghiệpsạchởcac tran bong hom nay nhiệm kỳ 2020- 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 26- 1-2021 về đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Qua hơn 2 năm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ tích cực của người dân, Nghị quyết số 03 đã thực sự đi vào cuộc sống.
Chủ động triển khai thực hiện
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bình Thắng Nguyễn Tiến Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết số 03, cùng với các địa phương trong huyện, xã đã hoàn thành công tác quy hoạch 242/2.300 ha điều theo tiêu chuẩn Organic và giao Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thắng tổ chức sản xuất theo quy trình hữu cơ sinh học.
Xã Bình Thắng đã hoàn thành công tác quy hoạch 242/2.300 ha điều theo tiêu chuẩn Organic, giao Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thắng tổ chức sản xuất theo quy trình hữu cơ sinh học
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bình Thắng Nguyễn Tiến Dũng cho biết, thời gian tới địa phương tiếp tục mở rộng diện tích quy hoạch điều hữu cơ từ 242 lên 350 ha tại địa bàn thôn 1, thôn 2 và sẽ tăng dần theo từng năm
Ngoài hoàn thành công tác quy hoạch diện tích đất trồng điều hữu cơ, xã Bình Thắng đã thành lập 3 tổ hợp tác chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó, Tổ hợp tác chăn nuôi dê sạch tập trung từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã phát huy hiệu quả, thu hút nhiều người dân tham gia.
Ông Vũ Đình Nên, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi dê sạch cho biết, tổ thành lập năm 2021 với 10 thành viên. Số lượng dê hiện có hơn 100 con. Sau khi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê sạch, thành viên trong tổ đều thực hành nghiêm quy trình chăn nuôi, nhờ vậy đàn dê phát triển tốt và giá bán cao hơn so với dê thường từ 15-20%. “Hiện có 7 hộ dân trong thôn đăng ký tham gia tổ hợp tác, chúng tôi đã lập danh sách gửi đến xã để xin hỗ trợ vốn từ các chương trình mục tiêu” - ông Nên chia sẻ.
Tổ hợp tác chăn nuôi dê sạch xã Bình Thắng, huyện Bù Gia Mập đang phát huy hiệu quả tốt
Ông Nguyễn Tiến Dũng thông tin thêm, thời gian tới, địa phương tiếp tục mở rộng diện tích quy hoạch điều hữu cơ từ 242 lên 350 ha tại địa bàn thôn 1 và thôn 2; quy hoạch mở rộng diện tích cây ăn trái từ 20 lên 50 ha, với các cây trồng chủ lực là sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt và một số cây đặc sản khác.
Thành lập mới 9 hợp tác xã
Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập Nguyễn Xuân Hoan cho biết: Một trong những điểm nhấn triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 của huyện Bù Gia Mập, đó là củng cố và thành lập mới 9/12 HTX, đạt 76% chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Các HTX sau khi thành lập đã áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập cho thành viên.
Ngoài chú trọng thành lập mới các HTX để tạo ra những cánh đồng mẫu lớn, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện Bù Gia Mập đặc biệt quan tâm triển khai mô hình sản xuất, chăn nuôi nông nghiệp an toàn tại các xã nhằm hình thành chuỗi giá trị phù hợp thực tiễn phát triển nông nghiệp địa phương gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho thành viên HTX, tổ hợp tác.
Huyện cũng đã thực hiện đầu tư, nâng cấp, cải tạo các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hơn 2 năm qua, Bù Gia Mập đã xây dựng 81,5km đường bê tông xi măng theo cơ chế đặc thù; xây dựng 7 công trình thủy lợi tại các xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ và Đa Kia; hỗ trợ xây dựng 3 nhà kho cho các HTX.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện Bù Gia Mập đã thành lập 22 mô hình chăn nuôi dê, 40 mô hình chăm sóc điều hữu cơ, 15 mô hình chăm sóc cây trồng; hỗ trợ cây giống và 15 mô hình chăm sóc ca cao xen điều. UBND huyện đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ điều giống phục vụ tái canh cho 78,16 ha điều già cỗi, tương ứng với 16.413 cây điều cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm cải thiện vườn điều già cỗi, kém năng suất, phấn đấu đưa năng suất toàn huyện đạt 2,5 tấn/ha vào năm 2025. |
“Quả ngọt”
Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, thị trường không ổn định, tuy nhiên qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 03, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bù Gia Mập từng bước phát triển, nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nâng lên đáng kể. Nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện đã đạt chứng nhận nông nghiệp an toàn, như: bưởi, sầu riêng, bơ... đạt VietGAP; điều Organic; hồ tiêu đạt tiêu chuẩn RA…; sản phẩm OCOP gồm có mít sấy Cô Hai, tiêu sạch Cô Hai. Bù Gia Mập đang trình tỉnh đánh giá, phân hạng 2 sản phẩm OCOP gồm bưởi da xanh, hạt điều rang muối của xã Phước Minh và Đa Kia.
Mô hình trồng mít Thái của gia đình ông Nguyễn Đức Thuận, thành viên Hợp tác xã cây ăn trái Đức Hạnh đang cho thu nhập cao nhờ làm trái vụ
Ông Nguyễn Xuân Hoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết, thời gian tới huyện tiếp tục phối hợp các sở, ngành của tỉnh hoàn thiện công tác quy hoạch vùng sản xuất theo từng nhóm cây trồng chủ lực của huyện. Tiếp tục thành lập mới các HTX tạo thành những cánh đồng mẫu lớn để tổ chức liên kết sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. “Để Nghị quyết số 03 tiếp tục phát huy hiệu quả, nửa nhiệm kỳ còn lại, huyện Bù Gia Mập tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm huy động nguồn lực tổng hợp từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng mục tiêu nghị quyết đã đề ra” - ông Nguyễn Xuân Hoan chia sẻ.
Nghị quyết số 03 đã nhận được sự đồng lòng ủng hộ của cộng đồng dân cư. Nhân dân trên địa bàn huyện thấy rõ lợi ích khi tham gia hợp tác, liên kết để phát triển kinh tế. Trong trồng trọt, chăn nuôi, người dân đã từng bước áp dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động học hỏi và xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Từ đó thu nhập của người dân nông thôn ngày càng nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần cũng được cải thiện. |
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bù Gia Mập PHAN XUÂN LINH |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Nhát dao đâm vào ngực cha ở Hà Nội sau lời thách thức
- ·Thất thoát hơn 830 tỷ đồng tại TISCO, vì đâu nên nỗi?
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Chân tướng 'nữ quái' trốn truy nã tại khu cách ly ở Cao Bằng
- ·Đồng Nai: DN thờ ơ vay vốn
- ·Chân tướng 'nữ quái' trốn truy nã tại khu cách ly ở Cao Bằng
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Năm 2012: 31,5% doanh nghiệp thu hẹp hoạt động
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Công an bắt quả tang bảy tài xế sử dụng ma túy trên cabin xe tải
- ·Công an TP.HCM thông tin vụ giết bạn gái rồi lao xe vào ô tô tự sát
- ·Bé gái 13 tuổi bị cha ruột giở trò đồi bại Tiền Giang
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Hà Nội: Thanh niên cướp váy, áo ở cửa hàng rồi đem tặng bạn gái
- ·Khởi tố tài xế ép ngã CSGT, bỏ chạy hơn 10km trên quốc lộ ở Bình Dương
- ·Ngăn người phụ nữ chuyển tiền cho 'bạn trai' quen qua mạng
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Hủy án vụ tài xế xe Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không