【dự đoán thái lan】Giá điện bất cập khi chính sách “ổn định quá”
Chính sách không đồng bộ,áđiệnbấtcậpkhichínhsáchổnđịnhquádự đoán thái lan ngành điện khó cải cách
Sáng 20/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện". Tại đây, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế, tài chính, năng lượng đã thảo luận về nội dung thu hút đầu tư vào ngành điện, nhất là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành điện khi bán ra hiện nay; việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá điện trong nền kinh tế thị trường...
Các diễn giả tham gia cuộc tọa đàm sáng 20/8. Ảnh: VGP |
Trước tiên, nhìn từ góc độ lập pháp, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá thời gian ngành công thương và đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nỗ lực triển khai các chính sách được ban hành về phát triển ngành điện.
Một trong những khó khăn lớn trong thu hút đầu tư vào phát triển ngành điện là cần nguồn lực đầu tư lớn trong khi thời gian thu hồi vốn chậm, giá bán điện hiện nay vẫn còn mang màu sắc "bao cấp". |
5 năm trở lại đây, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam có sự tăng trưởng rất ngoạn mục, góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, trong khi ngành điện phát triển rất năng động, thì có vẻ chính sách “ổn định quá”. Chúng ta đã có Luật Điện lực năm 2004, sửa đổi năm 2012; Quyết định số 28 về giá bán điện năm 2014… “Tuy nhiên, thực tế là ngành điện thay đổi rất nhanh chóng nên sự ổn định có nghĩa là chậm thay đổi”, ông Phan Đức Hiếu nhận định.
Bên cạnh đó, về chính sách, vì đầu tư ngành điện rất lớn nên các nhà đầu tư rất cần hệ thống chính sách phải có khả năng tiên lượng và đồng bộ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chính sách còn chưa đồng bộ, phân tán. Nội dung cơ chế chính sách còn thiếu tính thị trường… Những điều này là rào cản cho sự phát triển bền vững của ngành.
Phân tích về giá điện, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng giá điện đang có 4 bất cập lớn.
Thứ nhất, có tính chất bao trùm là giá điện chưa thực hiện theo cơ chế thị trường. Giá đầu vào đều theo thị trường nhưng giá đầu ra lại không phản ánh được biến động của các chi phí, không bù đắp được chi phí bỏ ra. Do đó, sản xuất kinh doanh điện gặp rất nhiều khó khăn. Với cách tính giá như vậy, trong hai năm 2022 – 2023, ngành điện lỗ khoảng 47.500 tỷ đồng.
Thứ hai, giá điện hiện đang gánh vác nhiều mục tiêu. “Chúng ta muốn tính đúng, tính đủ giá điện, bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát... Rất nhiều mục tiêu. Có những mục tiêu ngược chiều nhau. Xử lý các mục tiêu đó rất khó hài hòa. Cho nên chúng ta phải có tính toán hợp lý vai trò của giá điện, cái nào là mũi nhọn”, ông Nguyễn Tiến Thỏa phân tích.
Bất cập thứ ba chính là cơ chế bù chéo giá điện đã kéo quá dài và lộ trình xử lý không rõ ràng. Đề án cải tiến biểu giá điện có từ năm 2019 và cũng đã tính giảm dần bù chéo nhưng cuối cùng chúng ta vẫn chưa làm được, dù Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị đã yêu cầu phải chấm dứt bù chéo trong giá điện. Giá điện hiện đang bù chéo giữa nhóm những người tiêu dùng điện với nhau, giữa các vùng miền với nhau.
Tách bạch chính sách an sinh xã hội để minh bạch giá điện
Bất cập thứ tư cũng đã được đề cập ở Nghị quyết 55 là giá điện chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội. Trong biểu giá điện vẫn còn thể hiện những chính sách an sinh xã hội. Chẳng hạn, chi phí cấp điện cho vùng miền núi, biển đảo là khoảng 7.000 - 8.000 đồng, nhưng chúng ta vẫn bán giá đồng nhất trên toàn quốc là khoảng 2.200 đồng. Đáng lẽ có thể thay thế bằng chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người thu nhập thấp, cho vùng khó khăn.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi. Ảnh: VGP |
Chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế, PGS.TS. Bùi Xuân Hồi cho biết cách tính giá điện ở mỗi nước khác nhau, không có một cách tính chuẩn, dù là tiếp cận theo chi phí bình quân hay tiếp cận theo chi phí biên vì ngành điện rất đặc thù. Song, các quốc gia đều hướng đến tính đúng, tính đủ chi phí cho hệ thống điện của các hộ tiêu dùng, dù có thể không đạt 100%.
Thực tế, nước nào cũng sự điều tiết của chính phủ với giá điện, không có chuyện 100% theo thị trường, vấn đề là điều tiết như thế nào. Với Việt Nam, câu chuyện là giá điện gánh quá nhiều mục tiêu.
Theo PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, cốt lõi của những khó khăn của ngành điện hiện nay vẫn là chuyện điều hành giá. Nếu tách bạch được nhiệm vụ công ích và hoạt động kinh doanh thì sẽ có cơ chế điều tiết giá phù hợp.
Để tháo gỡ điểm nghẽn này, các chuyên gia đều nhấn mạnh yêu cầu tính đúng, tính đủ theo nguyên tắc thị trường, và phải đảm bảo minh bạch. Khi giá điện được tính đúng, tính đủ, ngành điện sẽ có nguồn lực để tái đầu tư phát triển, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện ngày một tăng cho cả sản xuất và sinh hoạt. Tất nhiên, giá theo thị trường không có nghĩa là thị trường thả nổi, mà vẫn có sự điều tiết của Nhà nước.
Do đó, việc Chính phủ rà soát để trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Điện lực tới đây được coi là cơ hội phải tận dụng để tháo gỡ những bất cập trong cơ chế giá điện nói riêng cũng như trong phát triển bền vững ngành điện nói chung, các chuyên gia khẳng định. Lĩnh vực điện phát triển lành mạnh, bền vững, minh bạch cũng chính là góp phần hoàn thành các nhiệm vụ mà giá điện đang phải “gánh” như an sinh xã hội, an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Người dân Điền Lộc phản ánh tình trạng tự ý san lấp mặt bằng, xây dựng mộ gió
- ·Dự đoán tỷ số World Cup 2022 Costa Rica vs Đức
- ·Hải quan Bình Dương: Triển khai mô hình công sở thân thiện đạt kết quả tốt
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Thị trường bán mạnh, VN
- ·Những đội vào tứ kết World Cup 2022
- ·"Đội lốt" hoa quả ngoại lừa người tiêu dùng
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Hình ảnh fan nữ nóng bỏng nhất World Cup 2022
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Tổng Giáo phận Huế
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 10/12
- ·Thêm hơn 113 nghìn tài khoản cá nhân mở mới trong tháng 3
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Chặng đường mới trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan
- ·HOSE: Thanh khoản quý I/2021 tăng 302% so với cùng kỳ 2020
- ·Thông báo xác định trước mã số có hiệu lực không quá 3 năm
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Hải quan TP.HCM: Thăm và tặng quà Tết một số tổ chức xã hội