【ket qua lanus】Sửa Thông tư 03: Kéo dài thời gian cơ cấu nợ, không giãn trích lập dự phòng
Đề xuất kéo dài thời gian cơ cấu nợ,ửaThôngtưKéodàithờigiancơcấunợkhônggiãntríchlậpdựphòket qua lanus tạm hoãn trả nợ cho khách hàng ở vùng phong tỏa | |
Nếu khó khăn còn dài, Thông tư 03 về cơ cấu nợ có đủ đáp ứng? | |
Tác động của Thông tư 03 lên các ngân hàng không giống nhau |
Việc miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng cũng có thể được gia hạn đến 30/6/2022. Ảnh: NCB |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021.
Kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ thêm 6 tháng
Điều 4 của Thông tư quy định, TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ, bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.
Theo đó, dự thảo đề xuất điều kiện là dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, trong khi quy định theo Thông tư 03 là 10/6/2020.
Lý do được NHNN lý giải là dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các số dư nợ đến hạn sau ngày 17/7/2021. Nên các số dư này thuộc các khoản nợ của khách hàng phát sinh đến cuối tháng 7/2021 sẽ chịu ảnh hưởng từ việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch.
Cùng với đó, dự thảo sửa đổi số dư nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022, trong khi quy định hiện hành theo Thông tư 03 là kéo dài đến 31/12/2021.
Nguyên nhân để NHNN gia hạn thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng do nhiều ý kiến đánh giá thời gian kéo dài thêm là phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch có thêm khoảng thời gian để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Hơn nữa, nguyên nhân còn do lộ trình nhập khẩu và sản xuất vắc xin Covid-19 cùng kế hoạch tiêm chủng sẽ dự kiến đạt 70-75% người dân được tiêm vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Hơn nữa, ngày 6/8/2021, Chính phủ đã có Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021.
Bên cạnh đó, việc miễn giảm phí cho khách hàng cũng được gia hạn đến 30/6/2022 thay vì cuối năm 2021 như trước đây.
Không kéo dài trích lập dự phòng ra 5 năm
So với Thông tư 03, dự thảo Thông tư sửa đổi có bổ sung thêm điều khoản: Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành.
Ban soạn thảo cho biết, ngày 17/7/2021, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương, trong đó cho phép 19 tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về việc thực hiện giãn cách xã hội. Điều này dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng đối với các số dư nợ đến hạn trong khoảng thời gian từ ngày 17/7/2021 đến ngày dự thảo thông tư có hiệu lực thi hành. Vì số dư nợ này không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư 01 và Thông tư 03 để được TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nên dẫn đến số dư nợ này sẽ bị TCTD chuyển thành nợ quá hạn.
Đặc biệt, dự thảo Thông tư trên của NHNN không đề cập đến việc giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro. Trong khi theo quy định tại Thông tư 03, TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ nợ cơ cấu lại trong 3 năm, thực hiện từ năm nay.
Trước đó, Hiệp hội ngân hàng đã đề nghị, NHNN xem xét điều chỉnh kéo dài thời hạn trích lập bổ sung (có thể trong 5 năm) và giảm tỷ lệ phân bổ trích lập dự phòng rủi ro để giảm tải áp lực tài chính cho ngân hàng, giúp ngân hàng có thêm nguồn lực phát triển kinh doanh, hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hệ thống, NHNN đã không sửa quy định này.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhiều dự định trong năm mới
- ·Bế mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2019: Ra Tuyên bố Hà Nam 2019
- ·Cháy nhà 3 tầng ở TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Triển vọng thúc đẩy ngành Halal ở khu vực miền Trung Tây Nguyên
- ·Doanh nghiệp vượt khó khăn, nỗ lực bứt phá
- ·Hà Nội đã rà soát, điều chỉnh bộ đề ôn tập môn Lịch sử
- ·Hải quan Lạng Sơn: Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt
- ·Giá điện tăng lên hơn 2.000 đồng/kWh từ hôm nay
- ·Tổ chức thu phí quyền hoạt động viễn thông sẽ nộp 100% về ngân sách
- ·'Chạy nước rút' để khởi công đường Vành đai 3
- ·Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 10 khóa XII
- ·Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam
- ·Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới
- ·Giá vàng hôm nay 31/7: Giá vàng SJC giảm nhẹ về mức 67,20 triệu đồng/lượng
- ·Hải quan đã tích cực tham gia vào công tác phòng chống rửa tiền
- ·Standard Chartered dự báo kinh tế năm 2022 của Việt Nam tăng trưởng 6,7%
- ·Hà Nội: Đâm bạn tử vong chỉ vì gọi điện đòi nợ không nghe
- ·Cuộc thi sáng tác video clip quảng bá hình ảnh tỉnh Long An năm 2022
- ·TP.HCM đề xuất tuyển dụng cán bộ không lấy ý kiến Bộ, ngành