会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【live ket qua bong da truc tiep】Phát triển kinh tế cần môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp!

【live ket qua bong da truc tiep】Phát triển kinh tế cần môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp

时间:2025-01-11 13:21:00 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:383次

Tiếp cận đà phục hồi của thế giới

Kỳ vọng mà Quốc hội,áttriểnkinhtếcầnmôitrườngcạnhtranhlànhmạnhchodoanhnghiệlive ket qua bong da truc tiep Chính phủ đặt ra cho kinh tế năm 2022 và giai đoạn tới xuất phát từ việc nhìn thấy nhiều cơ hội mở ra rất tốt. Phân tích về những cơ hội này, theo GS.TS Hoàng Văn Cường – đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đầu tiên chính là đại dịch. Quá trình kiểm soát đại dịch ở Việt Nam 2 năm qua vừa có những bài học, có những trả giá nhưng cũng mang lại nhiều kinh nghiệm. Tới nay, Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ công cụ và nguồn lực cho phòng, chống dịch trong thời gian tới từ sẵn sàng vắc-xin, thuốc chữa bệnh đến trang bị các phương tiện khác khi cần.

Phát triển kinh tế cần môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp

Đối với nền kinh tế, hiện nay chúng ta cũng đã tự tin, dù có bối rối, có khó khăn vào thời điểm dịch bùng phát trước đó nhưng sự phát triển của nền kinh tế đã quay trở lại với nhịp độ chủ động, an toàn. Một kinh nghiệm đáng nhắc tới chính là việc linh hoạt, nhanh nhạy, quyết sách kịp thời, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của Thủ tướng Chính phủ chuyển hướng chính sách từ “zero Covid” sang thích ứng, linh hoạt để phù hợp với thực tế. Điều này mang đến một niềm tin rằng, việc kiểm soát dịch bệnh trong năm 2022 sẽ tốt hơn, mở ra cánh cửa tươi sáng cho kinh tế - xã hội phục hồi.

Cũng theo GS.TS Hoàng Văn Cường, một cơ hội khá tốt nữa cho năm 2022 là đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một nền kinh tế mở khá cao. Điều đó là cơ hội để Việt Nam tiếp cận vào đà phục hồi của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam có rất nhiều các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các khối phát triển như CPTPP, EVFTA, hiệp định song phương Hoa Kỳ và tới đây là RCEPT. Đây là cơ hội để một nền kinh tế hướng vào xuất khẩu như Việt Nam tận dụng cơ hội, gặt hái thành công.

Điểm thuận lợi thứ ba chính là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế. “Quý IV/2021 ta vừa thoát khỏi khó khăn, lúc đó chưa có gói hỗ trợ mới nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp (DN), xã hội thì tăng trưởng ta đã vươn lên. Vậy thì sang năm 2022, với gói hỗ trợ mới, với kinh nghiệm đã có, chuyện ta đạt mục tiêu tăng trưởng là hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể cao hơn nữa” – ông Cường nhấn mạnh.

Cần lộ trình mở cửa một cách mạnh dạn

Năng lực cạnh tranh tự thân
của doanh nghiệp là nền tảng
cạnh tranh của nền kinh tế

Bên cạnh các giải pháp vĩ mô, ở phía doanh nghiệp, các chuyên gia đồng tình rằng cần nâng cao năng lực cạnh tranh tự thân, bởi đó là nền tảng của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia. Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng của phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp có năng lực cao, có khả năng chống chịu cao, có chiến lược phòng ngừa rủi ro hợp lý, có giải pháp nâng cao đầu tư, lao động, đổi mới công nghệ,… sẽ là đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế.

Bàn đến các giải pháp, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, mặc dù có tự tin, có chủ động nhưng việc kiểm soát dịch bệnh vẫn phải là ưu tiên, cần luôn chú trọng, không được chủ quan. Nếu để diễn biến bất thường của đại dịch dẫn đến tình trạng đóng cửa nền kinh tế, đứt gãy như năm 2021 thì ngay lập tức ta sẽ lỡ nhịp so với đà phục hồi của thế giới.

Bên cạnh trang bị các “vũ khí” như thuốc, vắc-xin, thiết bị, cơ sở điều trị F0,… cần nâng cao ý thức của người dân, của cộng đồng DN. Cùng với đó là việc triển khai hiệu quả gói hỗ trợ nhằm thúc đẩy vào nhóm các ngành trụ cột cho tăng trưởng kinh tế như các DN xuất khẩu, chế biến chế tạo, để các nhóm này không những giữ đà phục hồi của năm 2021 mà còn tranh thủ tận dụng cơ hội thị trường để chiếm lĩnh sâu và rộng hơn thị trường thế giới. Kể cả ngành Nông nghiệp, không chỉ tập trung sản xuất mà quan trọng hơn là tạo tiền đề về các quan hệ thương mại, các tiêu chuẩn kiểm soát hàng hóa, tổ chức thương mại, tổ chức lưu thông để nông sản Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường cao cấp.

Giải pháp cuối cùng và cũng sẽ là chìa khóa vượt qua thách thức là phải có lộ trình mở cửa một cách mạnh dạn, chủ động, an toàn và nhất quán. Qua đó phục hồi các hoạt động dịch vụ, nhất là thị trường trong nước, du lịch,… Hạn chế thấp nhất tình trạng đóng cửa các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân, từ đó đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Đề cập câu chuyện phát triển bền vững, TS. Lê Duy Bình - chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam, nêu quan điểm: Sự phát triển kinh tế trong một quá trình dài dựa trên nền tảng vững vàng về kinh tế vĩ mô, về môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, thân thiện với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; có chi phí kinh doanh thấp và những hoạt động hỗ trợ DN đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông hàng hóa cả trong bối cảnh bình thường lẫn bối cảnh khó khăn, khủng hoảng hay như đại dịch. Đây là việc vô cùng quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

“Chúng ta cần có môi trường thể chế hỗ trợ cho phát triển, cho tăng trưởng kinh tế. Những thể chế, quy định pháp luật và quy trình thực thi các quy định pháp luật đảm bảo được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hỗ trợ các thành phần của thị trường vận hành một cách thuận lợi. Sự phát triển bền vững cần phải dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường, những nền tảng đảm bảo được sự phát triển đó có định hướng vì mục đích dài hạn, trong đó các tác nhân khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật. Phát triển muốn bền vững là phải phát triển đồng đều, công bằng, minh bạch và mang lại lợi ích cho toàn bộ xã hội, ở bất cứ khu vực nào. Đó là nền tảng đầu tiên để phát triển một các bền vững” – ông Bình nêu quan điểm.

Còn những thách thức lớn cần vượt qua

Năm 2022, bên cạnh những thuận lợi, những kỳ vọng và hy vọng về sự phục hồi và phát triển của một số lĩnh vực, Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Thách thức lớn nhất và đầu tiên vẫn là dịch bệnh. Dịch đã kéo sang năm thứ 3, cái khắc nghiệt của dịch bệnh chính là sự bất định và không thể dự đoán. Nó không dừng lại mà liên tục biến đổi với các biến thể mới và không ai xác định được hướng đi của dịch hay khẳng định được liệu dịch có giảm đi hay lại nặng nề hơn.

Thách thức thứ 2 không kém phần quan trọng là kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của chúng ta ở mức 6 - 6,5% thậm chí hơn nếu có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Rất nhiều các nước đang phải đối diện với lạm phát, thậm chí 200 - 300%. Điều đó dẫn đến khả năng chúng ta “nhập khẩu” lạm phát, nhất là khi nền kinh tế nước ta đang có độ mở khá lớn.

Nhóm thách thức thứ 3 cần lưu ý là khi thực thi gói hỗ trợ phục hồi và phát triển thì lĩnh vực chứng khoán, bất động sản nếu không có biện pháp phù hợp có thể dẫn đến lạc hướng các dòng tiền, đặc biệt các dòng tiền không được kiểm soát tốt. Điều này sẽ có thể thổi to bong bóng bất động sản, bong bóng chứng khoán. Do đó, cần hạn chế ở mức thấp nhất khả năng xảy ra hiện tượng bong bóng các lĩnh vực này. Gắn với bong bóng bất động sản, bong bóng chứng khoán là thách thức trên thị trường tài chính mà cụ thể là thị trường tín dụng, vấn đề nợ xấu cả ở doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do dịch không trả được nợ và cả nợ xấu do thôi thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ mà không chuyển lại nợ,…

Đó là những thách thức cần phải được nghiêm túc đánh giá để có biện pháp ứng phó hợp lý, nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
  • Đoàn kinh tế
  • Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý thủy lợi, thủy điện
  • Hơn 100 sinh viên tham gia ngày hội kết nối
  • Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
  • Cuộc thi “cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước”
  • Lộc Ninh cơ bản hoàn thành hỗ trợ nhà cho người nghèo
  • Hạn chế tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp
推荐内容
  • TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
  • Những mảnh đời trôi nổi trên Biển Hồ
  • Sự hy sinh thầm lặng của những người thầy thuốc
  • VNPT Bình Phước tặng quà tết cho bệnh nhân nghèo
  • Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
  • Khi bộ đội giữ rừng