【bóng đá số - dữ liệu】Khi nông dân thiếu đất
L.T.S: Thiếu đất sản xuất,ng dbóng đá số - dữ liệu đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, ở huyện Bù Gia Mập đã có không ít hộ nông dân tự vươn lên bằng sức lao động của mình. Mặc dù cuộc sống vẫn còn bộn bề những khó khăn, vất vả nhưng niềm tin vào cuộc sống và nghị lực là khát vọng giúp cho họ vươn lên không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của chính quyền địa phương, điều này thật đáng quý. Bài viết sau đây ghi lại những khát vọng vươn lên của những hộ dân từ các tỉnh miền Tây Nam bộ lên Bình Phước lập nghiệp. Trên quê mới, không có đất canh tác, người làm thuê, hộ nuôi cá… nhưng họ vẫn khát khao đổi đời trong tương lai.
THUÊ ĐẤT TRẢ BẰNG VÀNG
Đón chúng tôi trong căn nhà tuềnh toàng, trống trước hở sau, nằm lọt thỏm giữa vườn điều cằn cỗi, ông Đỗ Hùng Vĩ, một cư dân trong xóm làm thuê ở thôn Đắk Son, xã Phú Nghĩa (Bù Gia Mập), than thở: “Cuộc sống của chúng tôi ở đây khác hoàn toàn với những hộ làm thuê ở các vùng khác. Vì họ được thuê lâu dài năm này qua năm khác với công việc ổn định. Còn chúng tôi cũng là đi làm thuê nhưng công việc không ổn định, nay làm mai nghỉ vì không có việc nên cuộc sống vất vả vô cùng”.
Phương tiện đi lại thường ngày của cư dân “xóm ba không” |
Một vị lãnh đạo UBND huyện Bù Gia Mập cho biết: “Các hộ dân của Nông trường 26/6 không phải di dân theo diện kinh tế mới, mà họ đi theo diện tuyển dụng lao động nhận khoán của Nông trường 26/6 và Văn phòng Tỉnh ủy Tiền Giang. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi như nhập hộ khẩu, kéo đường dây điện... còn chuyện hợp đồng thuê đất trả vàng là của nông trường với các hộ dân. Qua phản ánh, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo nông trường về vấn đề này nhưng có lẽ hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung”.
TUY “BA KHÔNG” NHƯNG HỌ BIẾT TỰ CỨU MÌNH
Men theo con đường gập ghềnh quanh lòng hồ thủy điện Thác Mơ mênh mông nước, xa xa những căn lều nổi bồng bềnh là nhà ở của hơn hai chục hộ dân là người Việt từ Campuchia về và từ các tỉnh miền Tây Nam bộ lên dựng chòi, đóng bè hành nghề nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Thác Mơ, thuộc thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh (Bù Gia Mập).
Căn nhà của ông Vĩ - một cư dân của Nông trường 26/6 |
Trong câu chuyện, chúng tôi biết vợ chồng ông Thành là người đi tiên phong trong việc định cư tại các lòng hồ thủy điện. Ông Thành trầm ngâm kể, ngày trước cũng vì nghèo khó, không đất sản xuất nên chúng tôi sống trên thuyền, đánh bắt cá trên sông. Tối đến, năm bảy chiếc thuyền tụm lại thành một xóm để nghỉ ngơi, trò chuyện và trao đổi vật dụng cần thiết. Khi tôi lên lòng hồ thủy điện Trị An, Cần Đơn đánh bắt cá thì cũng có chút đỉnh vì ở đó chưa có ai khai thác. Vì vậy, tôi bắn tiếng để anh em ở dưới lên cùng mưu sinh. Thế rồi, luồng cá, con tôm trong tự nhiên ngày một cạn, chúng tôi phải lần mò đi tìm nơi khác. Và tại lòng hồ Thác Mơ này, tôi cũng là người đến đầu tiên. Không lẽ đời mình phải phiêu bạt mãi nên tôi bàn với vợ con dựng nhà lồng nuôi cá cho cái chân bớt mỏi, cho con cháu được yên một chỗ. Năm đầu tiên thấy nuôi cá có lời lại nhàn công, ông Thành tìm bạn chài của mình lên Thác Mơ lập nghiệp bằng nghề mới.
Bước chân vào nhà lồng của ông Thành, anh Hải, nhìn vật dụng sinh hoạt đơn sơ trong cuộc mưu sinh đầy vất vả của họ, chúng tôi mới biết vì sao người trên bờ gọi đó là “xóm ba không”. Không điện, không đất, không nhà, chỉ có căn chòi gắn chặt trên chiếc bè nuôi cá lắc lư theo nhịp sóng như số phận của họ gắn chặt với sông nước vậy. Anh Hải nói thêm, cuộc sống của những hộ dân làng bè như một vòng luẩn quẩn. Tối buông câu, sáng gỡ lưới, trưa kiếm củi, chiều săn mồi là công việc của người đàn ông trụ cột trong xóm nhà lồng. Còn phụ nữ thì chăm sóc đàn cá, quán xuyến việc gia đình. Trẻ con thì quanh quẩn với chiếc xuồng, sông nước làm trò vui. Điện chiếu sáng, ti vi là những thứ xa xỉ đối với các hộ dân nơi đây. Do vậy, việc định liệu về thời tiết người dân chỉ nhờ vào kinh nghiệm là chính.
THAY LỜI KẾT
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi cảm nhận rằng dù khó khăn, thiếu thốn là vậy, nhưng những hộ dân vẫn lạc quan, yêu đời bằng những giấc mơ về một nơi an cư để lạc nghiệp và mong ngày mai tươi đẹp hơn. Có thể họ không nói ra, nhưng trong suy nghĩ của các hộ dân ở xóm làm thuê có rất nhiều giấc mơ đẹp. Giấc mơ có một mảnh vườn, mơ về những mùa màng bội thu, về giá cho thuê đất hợp lý... Những giấc mơ đó là rất thật nhưng cũng rất khó thành hiện thực. Vì vậy, họ đang rất cần sự quan tâm của lãnh đạo nông trường điều chỉnh về giá cả thuê đất. Còn với những hộ như ông Thành, bà Quác mơ về một mảnh đất nho nhỏ để dựng nhà, mơ về ánh sáng của dòng điện để xem được ti vi, cháu con đến lớp học. Những trẻ trong xóm nhà lồng da cháy nắng, tóc vàng hoe, ngoài việc giúp gia đình buông câu thả lưới cũng đang mơ về được xem trọn vẹn một chương trình dành cho thiếu nhi trên truyền hình. Những giấc mơ đó còn xa, song họ biết rằng, trước hết phải tự cứu, tự lo cho mình...
Tấn Phong
(责任编辑:La liga)
- ·Nỗi khổ vay vốn mua nhà
- ·Đất công bị biến tướng
- ·Sudico chưa nhận được yêu cầu dừng ĐHCĐ
- ·Hà Nội xem xét đồ án quy hoạch phân khu
- ·Để vụ lúa Đông Xuân 2024
- ·Ruộng bỏ hoang vì dự án
- ·Chiếc máy bán cơm tự động 52 năm hút khách đến trải nghiệm
- ·Sắp cưỡng chế, giải phóng mặt bằng 6 dự án trên địa bàn huyện Từ Liêm
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 01/2013
- ·Khó chịu với nhà thầu, chủ đầu tư phá kho lấy đồ
- ·Hồi âm đơn thư nửa đầu tháng 2/2011
- ·Giám đốc địa ốc ôm tiền bỏ trốn
- ·Tìm lại lòng tin từ đường ranh giới ở làng đình chiến Panmunjom
- ·Dự án chậm tiến độ, khách hàng vây trụ sở đòi tiền
- ·Thu trong em
- ·Khi Iran bị “dồn vào chân tường”
- ·Nhà vườn “triệu đô”: Hơn 11 triệu đồng mỗi viên đá
- ·"Gót chân Achilles" của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại
- ·Xót lòng cha thần kinh nuôi hai con thơ
- ·Khổ vì ở 'căn hộ 5 sao' SaiGon Pearl