会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định góc】Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu!

【nhận định góc】Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu

时间:2024-12-23 21:03:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:684次

Cây cầu nối dài tham vọng của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc và 16 quốc gia Trung và Đông Âu tập trung tại Dubrovnik ở phía nam Croatia vào đầu tháng 4 tới,ếkhócủaTrungQuốctrongvánbàiảnhhưởngởTrungvàĐôngÂnhận định góc Bắc Kinh đang mong chờ vào một dự án, đại diện cho những gì nước này đã đạt được trong hành trình xây dựng tầm ảnh hưởng ở châu Âu.

the kho cua trung quoc trong van bai anh huong o trung va dong au

Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu. Ảnh: Handout

Cây cầu Peljesac được một công ty sở hữu nhà nước của Trung Quốc thi công và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022, nối vùng Adriatic với lục địa Croatia.

Với riêng Croatia, cây cầu này sẽ nối liền các vùng lãnh thổ của nước này và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

Trong khi đó, về phía Trung Quốc, cây cầu là biểu tượng cho vai trò tích cực của các công ty Trung Quốc trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở châu Âu.

Cây cầu Peljesac được ví như một chiến lược "cùng thắng" (win - win) để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng trong tổ chức Hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu (gọi tắt là CEEC) cách đây 7 năm để thúc đẩy thương mại giữa các bên tham gia.

"Croatia là một thành viên của EU và việc công ty Trung Quốc nhận được hợp đồng thi công cây cầu cho thấy mức độ chuyên nghiệp của các công ty Trung Quốc đã được các nước châu Âu công nhận và trình độ thi công đang đáp ứng được các tiêu chuẩn và các quy định của châu Âu", giáo sư về quan hệ quốc tế Shi Zhiqin tại trường Đại học Tsinghua nhận định.

Trung Quốc - CEEC, thường được biết tới là sáng kiến "16+1" được thành lập năm 2012 khi Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Ôn Gia Bảo thăm thủ đô Warsaw của Ba Lan để mở rộng đầu tư và xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt giữa Trung Quốc với khu vực này.

Các thành viên trong tổ chức Hợp tác giữa Trung Quốc và CEEC gồm 11 quốc gia thành viên EU (Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Romania, Bulgaria, Croatia, Slovenia); cùng với 5 nước vùng Tây Balkan (Serbia, Bosnia, Herzegovina, Montenegro, Albania và Bắc Macedonia).

Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã hứa hẹn cung cấp hàng tỷ USD dưới dạng các khoản vay đặc biệt và thành lập đặc khu kinh tế ở từng nước thành viên trong số 16 quốc gia trong vòng 5 năm cùng với một số các cam kết khác.

"Những kỳ vọng lớn vào thời điểm đó là các quốc gia Trung và Đông Âu (CEE) sẽ giảm được thâm hụt thương mại và tăng dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào khu vực", Matej Simalcik - giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu châu Á tại Bratislava, Slovakia nhận định.

Trung và Đông Âu “vỡ mộng”

Tuy nhiên, cho tới nay, hầu như có rất ít tiến triển đã đạt được. Các nhà quan sát ngoại giao cho rằng những lợi ích kinh tế dường như nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn và sự kiên nhẫn của các nhà lãnh đạo tại nhiều quốc gia từ Baltic đến Balkan - những người hy vọng rằng sự đầu tư của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương, đang ngày càng mong manh. Điều đó khiến các bên tham gia đặt câu hỏi về việc liệu chiến lược của Trung Quốc có thực sự tốt đẹp như đã hứa hẹn.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến các nước châu Âu "vỡ mộng" là thâm hụt thương mại giữa họ và Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Tại Ba Lan - một trong những đối tác chiến lược của Trung Quốc trong khu vực, thâm hụt thương mại đã tăng gần gấp 3 lần, từ 10,3 tỷ USD năm 2012 lên đến 28,4 tỷ USD năm 2018.

"Không có kết quả thực tế nào về việc mở rộng thị trường hay những dự án đầu tư xanh (greenfield investment) từ phía Trung Quốc, trong khi đó mới là những ưu tiên của các nước Trung và Đông Âu. Do đó, những quốc gia này đều cảm thấy "vỡ mộng" và nhận ra sự thiếu thiện chí từ phía Trung Quốc về những giải pháp "cùng thắng" (win-win) cho các bên", Jakub Jakobowski - chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu phương Đông ở Warsaw phân tích.

Richard Turcsanyi - một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Palacký University ở Olomouc, Cộng hòa Séc cho biết hầu như có rất ít dấu hiệu cho thấy sự đầu tư như đã hứa hẹn của Trung Quốc.

Trong khi đó, chuyên gia Simalcik nhận định sự khác biệt giữa 16 nước Trung và Đông Âu cũng khiến nỗ lực hợp tác giữa Bắc Kinh với các quốc gia này trong một tổ chức thống nhất trở nên khó khăn hơn khi tham gia các dự án chung, đồng thời gây chia rẽ trong chính các quốc gia này khi mỗi bên đều muốn mặc cả những lợi ích khác nhau với Bắc Kinh.

"Khối này rất chia rẽ khi nó bao gồm các nhóm lợi ích khác nhau, giữa các nước là thành viên và các nước không phải thành viên EU, giữa các nước tham gia NATO và các nước không tham gia. Các quốc gia này có trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất khác nhau cùng với những lợi ích chính trị và kinh tế riêng", chuyên gia Simalcik đánh giá.

"Điều này khiến cho sự hợp tác của 16 nước trở nên khác phức tạp và cuối cùng sẽ chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc, khi mà các quốc gia này cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý của Trung Quốc hơn là hợp tác vì những mục tiêu chung".

Thế khó của Trung Quốc khi các bên không “cùng thắng” (win-win)

Căng thẳng gia tăng giữa châu Âu và Trung Quốc cũng đang "phủ bóng" lên Hội nghị Thượng đỉnh Dubrovnik sắp diễn ra. Cuộc gặp gỡ 16+1 này được tổ chức chỉ 3 ngày sau khi Hội nghị Thượng đỉnh thường niên EU - Trung Quốc diễn ra tại Brussels và 1 tháng sau khi Ủy ban châu Âu lần đầu tiên "gọi" Trung Quốc là một "đối thủ cạnh tranh kinh tế".

Ngoài ra, Ba Lan và Cộng hòa Séc - các thành viên EU mà Trung Quốc coi là đối tác quan trọng trong hợp tác Trung Quốc - CEEC cũng đã nối bước một số quốc gia phương Tây khác khi loại trừ tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc khỏi mạng lưới viễn thông 5G với những lý do an ninh.

Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh cách tiếp cận trong hợp tác 16+1 thông qua việc điều chỉnh các hàng rào thương mại.

"Trung Quốc cần nhận ra sự thật rằng không phải tất cả các nước Trung và Đông Âu đều được lợi ích từ việc hợp tác này. Điều đó sẽ đòi hỏi Bắc Kinh phải dỡ bỏ các hàng rào thương mại mà các công ty CEE cần nếu họ muốn xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc đầu tư ở đây".

Tuy nhiên, nhà phân tích Turcsanyi cho rằng quy mô của sự điều chỉnh này sẽ rất hạn chế.

"Dường như Trung Quốc và CEE không có tiếng nói chung về kinh tế, do đó những đề nghị và đòi hỏi từ 2 bên đều rất khác biệt. Cuối cùng, có rất ít triển vọng cho thấy một cơ cấu như 16+1 có thể đạt được điều gì đó đáng kể và vì thế những sự điều chỉnh có thể chủ yếu chỉ liên quan đến hình thức và nhằm thu hút truyền thông"./.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Trước thềm năm học mới, tiếp tục phát hiện sách giáo khoa in giả mạo
  • Đi bám sát xe container, nam thanh niên chạy xe đạp điện suýt phải trả giá
  • Hãng xe bị đòi bồi thường 20 triệu USD vì khiến tài xế quá tin vào công nghệ
  • Vợ đi xe chồng, con mượn xe bố có bị phạt lỗi không chính chủ?
  • Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca nhiễm Covid
  • 9 xe cổ động cơ 6 xi lanh 'chất' gấp nhiều lần xe cơ bắp hiện đại
  • VinFast công bố dừng sản xuất xe xăng từ cuối năm nay
  • Những khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng nhất của các hãng ô tô
推荐内容
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần 4 BCH Trung ương Đảng khóa XIII
  • Siêu xe Ferrari 488 GTB biển ngũ quý 5 có chủ mới
  • Hãng thép Nippon kiện Toyota vi phạm bằng sáng chế
  • Lộ diện hình ảnh Ford Transit 2022 tại Hải Dương: Thiết kế mới, nội thất như xe conthuộc đời cũ
  • Doanh nghiệp bán lẻ chống rác thải nhựa: Nhìn từ thế giới đến Việt Nam
  • Kho giải trí đa dạng nội dung FPT Play trên VinFast VF e34