【bingdaso】Ngày 8/3 của những “bóng hồng” điều khiển giao thông
Đội mưa,àycủanhữngbónghồngđiềukhiểngiaothôbingdaso nắng, không lo phai tàn nhan sắc
Mặc dù, 7h sáng, các nữ CSGT mới bắt đầu giờ làm việc điều khiển giao thông, nhưng công việc chuẩn bị đã bắt đầu trước đó khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Có những hôm trời mưa rét tầm tã, các nữ CSGT đã xuống phố phân làn giao thông ở một số điểm giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc, ai cũng tỏ vẻ phấn khởi và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Từ 5h20 sáng, khi ngoài trời vẫn còn mờ mịt sương mù, thiếu úy Nguyễn Mai Huyền (cán bộ đội CSGT số 2 (PC67 - CA TP.Hà Nội) đã chuẩn bị tư trang để vượt đoạn đường hơn 10km từ Đông Anh (Hà Nội) đến trụ sở đội.
Lo con gái phải đứng ngoài đường, mưa gió rét mướt, mẹ của Huyền cũng phải dậy từ sớm chuẩn bị thêm vài đôi tất, chiếc áo ấm cho con gái làm việc ngoài trời giữa buổi sáng ngày giá rét.
Khác với công việc trước đây ngồi tại văn phòng xử lý các trường hợp đã bị vi phạm, ngày hôm nay, Huyền trực tiếp tham gia đứng bục điều khiển, phân luồng giao thông tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (Ba Đình).
Đây cũng là nút giao thông thường xuyên tắc nghẽn và tập trung đông xe cộ của nội thành.
“Chỉ huy giao thông là một trong rất nhiều nghiệp vụ mà bất cứ CSGT nào cũng được học và phải làm được. Đặc biệt, trước khi ra quân, chúng tôi cũng đã được huấn luyện kỹ càng. Tôi nghĩ không có sự phân biệt giữa nữ và nam CSGT. Tuy nhiên, khi chúng tôi trực tiếp làm nhiệm vụ phân luồng thì gia đình, đồng nghiệp dành sự quan tâm, động viên tinh thần nhiều hơn. Đó là một điều khích lệ rất lớn”, thiếu úy Huyền tâm sự.
Các nữ CSGT làm nhiệm vụ không quản mưa, nắng |
Gặp lại Trung sỹ Nguyễn Thị Kim Anh – nữ CSGT thuộc Đội CSGT số 7 vào những ngày 8/3 lắng nghe cô tâm sự: “Em mới ra trường, về đội được 1 tháng thì được chỉ huy điều động ra chốt làm nhiệm vụ. Những ngày đầu tiên đứng chốt đúng đợt Hà Nội mưa rét, thời tiết thất thường nên em cùng các chị trong đội cũng sụt sịt vì ho và sổ mũi, khói bụi”.
Bạn bè ai cũng bảo Kim Anh gầy và đen hơn ngày đầu Phòng CSGT Hà Nội “tung” các bóng hồng xuống phố. Không chỉ riêng cô, cùng chung nỗi vất vả chịu cảnh nắng nóng, bụi và khói xe khi làm nhiệm vụ, nữ CSGT nào cũng sụt cân, làn da xuống sắc.
Sợ thời tiết mưa nắng thất thường ở Hà Nội, hầu như cô gái nào ra đường cũng phải che bịt khẩu trang kín mít. Trong khi đó, những “bóng hồng” điều khiển giao thông ngày nào cũng phải phơi mặt ra đường, hứng đủ thứ khói, bụi, nắng nóng.
Các cô mỉm cười rụt rè “Làm nhiệm vụ thế này, chúng em cũng sợ… đen lắm. Nhưng nếu sự vất vả của tất cả chúng em đem lại thành quả là giảm ùn tắc và hình ảnh CSGT gần gũi, thân thiện trong mắt người dân hơn thì các nữ CSGT sẽ không quản ngại khó khăn”
Cần lắm những sự “ga lăng”
Với những chiến sĩ CSGT đã có gia đình như thượng sĩ Thảo, cán bộ đội CSGT số 6 được phân công điều khiển giao thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt, nhiệm vụ này càng thêm khó khăn.
Nhưng chị chia sẻ “Tôi khá may mắn là có một người chồng sẵn sàng chia sẻ công việc trong gia đình cùng vợ. Ngay khi biết tôi sẽ tham gia trực tiếp chỉ huy giao thông vào giờ cao điểm, chồng tôi dành nhiều hơn sự chia sẻ công việc trong gia đình”.
Dù vất vả, mệt nhọc, ngoài giỏi việc cơ quan, các nữ CSGT còn đảm việc nhà. Trong chiến công thầm lặng của mỗi cán bộ chiến sỹ còn có sự quan tâm giúp đỡ của các đồng đội nam và đặc biệt là các thủ trưởng cấp trên.
Anh Quang Minh, người tham giao giao thông tại ngã tư Tràng Tiền - Bờ Hồ cho biết “Hàng ngày đi lại trên các nút giao thông này, tôi rất ấn tượng với những nữ CSGT vừa xinh đẹp, duyên dáng vừa làm việc hăng say, nghiêm túc. Công việc điều khiển giao thông, đối với những chiến sĩ nam đã rất vất vả. Chắc chắn sự vất vả sẽ còn tăng lên rất nhiều đối với nữ CSGT. Tôi mong rằng, các đấng mày râu chứng kiến hình ảnh vất vả của các chị em CSGT trong ngày 8/3 sẽ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông hơn nữa”.
Có mặt ngay từ sáng sớm để chỉ huy các nữ cảnh sát thuộc đội cảnh sát giao thông số 2 làm nhiệm vụ, Trung tá Nguyễn Văn Đức – Đội trưởng đội CSGT số 2 – Phòng CSGT Hà Nội cho hay “Việc đưa nữ cảnh sát xuống đường phân làn giao thông nhằm tuyên truyền ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Để điều động nữ cảnh sát tham gia phân làn, trước khi ra quân, các chiến sĩ nữ cảnh sát này đều được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng và được trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ. Trong thời gian tới, chỉ huy đội sẽ nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc và đề xuất lên thành phố nghiên cứu giải quyết”.
Hết giờ đứng bục, những chiến sỹ CSGT công an như thiếu úy Huyền, thượng sĩ Thảo, Trung sĩ Kim Anh lại quay trở về tiếp tục công việc xử lí các trường hợp vi phạm giao thông.
Thêm nhiệm vụ mới, khó khăn mới, với họ đó là những trải nghiệm quan trọng để trưởng thành trong nghề nghiệp. Đối với các chị, mỗi một hành động chấp hành luật lệ giao thông của người dân chính là những món quà ý nghĩa nhất.
Thanh Phong
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cảnh cáo rau quả Việt Nam nhiễm khuẩn: Quýt làm cam chịu
- ·IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
- ·Thanh niên vừa xuất ngũ đã gặp nạn được ủng hộ hơn 145 triệu đồng
- ·Một điều chỉnh kịp thời của Sở Giáo dục Hà Nội
- ·Những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc trong đêm nhạc ‘Gieo mầm Thiện tâm’
- ·Eurozone "bơm" 100 tỷ euro để cứu Tây Ban Nha
- ·Tuyển billiard Việt Nam tạo lịch sử giành chức vô địch thế giới
- ·Mong ước có một chiếc xe lăn của người phụ nữ tật nguyền mê hội hoạ
- ·4 trường hợp khách hàng buộc phải ra quầy tại ngân hàng để thực hiện giao dịch khi chuyển tiền
- ·Anh Phạm Văn Phương bị tai nạn dập tủy tiếp tục được bạn đọc giúp đỡ
- ·Thuốc giảm đau Paracetamol có thực sự an toàn?
- ·Tay vợt Thùy Linh đặt quyết tâm cho giải Swiss Open 2024
- ·Nhớ chén rượu nồng
- ·Bán đấu giá trang phục thi đấu của võ sĩ huyền thoại Muhammad Ali
- ·Cảnh báo: Email giả mạo khảo sát cài mã độc Linux vào hệ thống Windows
- ·Bạn đọc VietNamNet ủng hộ hơn 85 triệu đồng cho bé Phạm Công Danh bị suy thận
- ·Người đàn ông gặp nạn trước ngày kết hôn vẫn đang cần sự giúp đỡ
- ·Con còn hy vọng nhưng cha mẹ đã kiệt quệ
- ·Những đồ gia dụng dễ gây nguy hại cho trẻ
- ·Mắc ung thư và động kinh, bé gái 9 tuổi nhiều lần nguy kịch