【dinamo minsk】Các ngân hàng tư nhân lớn hưởng lợi từ tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2024
Trong Báo cáo thị trường ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024 của Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating),ácngânhàngtưnhânlớnhưởnglợitừtăngtrưởngtíndụngnửađầunădinamo minsk các chuyên gia nhận định rằng, tỷ lệ nợ xấu của ngành vẫn ổn định ở mức 2,2%, không thay đổi so với quý trước. Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ lại đối mặt với sự suy giảm chất lượng tài sản nghiêm trọng nhất.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của các ngân hàng đã tăng nhẹ lên 1,6% so với mức 1,5% của năm 2023, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của tín dụng doanh nghiệp và biên lãi ròng (NIM) được cải thiện. Dù vậy, một số ngân hàng nhỏ có thể gặp rủi ro thanh khoản cao hơn do phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn từ thị trường, trong khi tăng trưởng tiền gửi vẫn còn thấp.
ROAA tăng trong 6 tháng đầu năm 2024 nhờ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp mạnh mẽ hơn và NIM cao hơn. |
Các chuyên gia từ VIS Rating kỳ vọng rằng, chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giữ vững ổn định trong nửa cuối năm 2024, nhờ vào sự cải thiện trong điều kiện kinh doanh.
Báo cáo của VIS Rating cũng chỉ ra, chất lượng tài sản của các ngân hàng nhỏ đã suy giảm đáng kể, khi nhiều ngân hàng trong nhóm này ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) mới cao hơn so với các ngân hàng khác, đặc biệt là trong phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, một số đơn vị đã chứng kiến tỷ lệ nợ xấu tăng do bị ảnh hưởng từ lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Trong khi đó, một số ngân hàng lớn đã nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách sử dụng dự phòng để xử lý trái phiếu VAMC hoặc điều chỉnh nợ xấu từ các khách hàng lớn.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu mới của một số ngân hàng vẫn duy trì ở mức thấp nhờ việc thắt chặt điều kiện cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng mới.
Khách hàng doanh nghiệp dẫn dắt tăng trưởng tín dụng ngành trong nửa đầu năm 2024 trong khi cho vay mua nhà ở mức thấp. |
Với môi trường lãi suất thấp và các biện pháp chính sách hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, các chuyên gia từ VIS Rating tin rằng, khả năng trả nợ sẽ được cải thiện, giúp giảm thiểu các khoản nợ quá hạn.
Về tăng trưởng tín dụng và NIM cải thiện, các chuyên gia cho hay, các ngân hàng tư nhân lớn là những đơn vị hưởng lợi nhiều nhất. Trong nửa đầu năm 2024, nhiều ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng cho vay vượt xa mức trung bình ngành là 7,7%, chủ yếu nhờ các khoản vay dành cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại, và sản xuất.
Theo dự báo của VIS Rating, ROAA của ngành sẽ tiếp tục được thúc đẩy nhờ nhu cầu vay vốn mạnh mẽ từ doanh nghiệp, sự hồi phục của cho vay mua nhà khi nguồn cung bất động sản mới tăng lên, cùng với NIM ổn định nhờ lãi suất thấp. |
NIM của các ngân hàng này đã tăng từ 30 - 60 điểm cơ bản, giúp ROAA vượt qua mức trung bình ngành, đạt trung bình 2,2%. Một số ngân hàng cũng ghi nhận sự gia tăng thu nhập từ phí dịch vụ. Trái lại, những ngân hàng tập trung vào phân khúc bán lẻ lại phải đối mặt với sự suy giảm lợi nhuận do tăng trưởng cho vay mua nhà chậm, thu nhập từ đầu tư giảm, và chi phí dự phòng tăng cao.
Liên quan đến quy mô vốn, các chuyên gia nhận xét rằng, phần lớn các ngân hàng đã chứng kiến sự suy giảm trong nửa đầu năm 2024. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình toàn ngành giảm 0,3 điểm cơ bản so với quý trước, chủ yếu do một số ngân hàng lớn chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
Một vài ngân hàng hưởng lợi từ tăng trưởng tiền gửi CASA bán lẻ. |
Các chuyên gia dự đoán, quy mô vốn của các ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong nửa cuối năm 2024, do kế hoạch huy động vốn cổ phần mới bị hạn chế.
Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) của ngành đã giảm xuống còn 82% từ mức 89% trong quý đầu tiên của năm 2024, với các ngân hàng quốc doanh chịu ảnh hưởng lớn nhất do tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Trái lại, LLCR của một số ngân hàng tư nhân đã tăng lên nhờ cải thiện chất lượng tài sản và tăng cường trích lập dự phòng.
“Tài sản thanh khoản của các ngân hàng nhỏ đã giảm 6% trong 6 tháng đầu năm 2024, trái ngược với mức tăng 5% của toàn ngành. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, các ngân hàng nhỏ này sẽ dễ bị tổn thương hơn trước rủi ro thanh khoản” - Chuyên gia VIS Rating lưu ý. |
Tính đến cuối quý II/2024, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) toàn ngành đã tăng lên, đặc biệt là ở các ngân hàng nhỏ, nơi tăng trưởng tiền gửi chậm và phải bù đắp bằng cách tăng vay vốn từ thị trường ngắn hạn. Trong khi đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngành duy trì ổn định ở mức 20% tổng dư nợ cho vay.
"Đáng chú ý, một số ngân hàng nhỏ đã gặp khó khăn trong việc tăng trưởng tiền gửi do cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, buộc họ phải tăng cường vay mượn liên ngân hàng ngắn hạn để hỗ trợ tăng trưởng cho vay. Dù vậy, tỷ lệ tài sản thanh khoản vẫn chiếm 21% tổng tài sản toàn ngành, không thay đổi so với quý trước" - Chuyên gia của VIS Rating cho hay./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tiền Giang: Cháy lớn thiêu rụi nhiều nhà dân ở Mỹ Tho
- ·Mạng xã hội hàng đầu Facebook bất ngờ bị sập
- ·Triển lãm của những người thầy
- ·Chiêm ngưỡng loạt sản phẩm quốc phòng công nghệ cao 'Made in Vietnam'
- ·Bộ Y tế chỉ đạo xác minh việc trao nhầm con ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì
- ·Hà Nội quy định 7 khoản ban đại diện phụ huynh không được thu
- ·Thủ phủ tài chính Mumbai mất 2 tỷ USD/tháng vì COVID
- ·Đức ra gói cứu trợ lớn nhất lịch sử hậu chiến để ứng phó COVID
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải chú ý hơn nữa tới giáo dục và khoa học công nghệ
- ·Chăm lo Tết, mang niềm vui đến với người lao động
- ·Vụ Cô giáo nói học viên 'óc lợn': Trung tâm tiếng Anh MST English hoạt động chui
- ·Nhà vườn chăm sóc đặc biệt cho cây mai vào vụ Tết
- ·Việt Nam tham gia PEFC quản lý rừng bền vững
- ·Sẽ có quy định tạo thuận lợi cho trường dạy nghề thực hiện tự chủ
- ·Khởi tố vụ án thuốc ung thư chế bằng bột than tre
- ·Hãng Lenovo sẽ ra mắt tivi thông minh vào tháng 5
- ·Washington đề xuất ngân sách xây bức tường biên giới với Mexico là 2 tỷ USD
- ·Trung Hiếu, Công Lý làm ca sĩ
- ·Nhìn từ khủng hoảng nước sông Đà: Cơ chế bảo vệ người tiêu dùng còn yếu, người dân khó lòng khởi kiệ
- ·Kịp thời thực hiện các giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho DN