【soi keo city】Nối đời hương khói Vua Hùng
(CMO) Cà Mau tự hào là một trong số ít địa phương của cả nước có Đền thờ Vua Hùng, được thờ tự, hương khói, tổ chức lễ hội hàng năm hết sức long trọng.
Theo những bô lão của vùng Tân Phú, huyện Thới Bình, Đền thờ Vua Hùng hình thành ở vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do dòng người lưu dân mở cõi với tâm thế “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” dựng nên. Ban đầu nơi đây chỉ là ngôi miếu nhỏ với đôi hàng câu đối viết bằng chữ Nho (Hán văn). Dân trong vùng quen gọi là miễu Ông Vua và bầu ra chức danh chủ miễu để cáng đáng công việc giỗ chạp hàng năm vào 10/3 âm lịch.
Thời Pháp thuộc, miễu Ông Vua chủ yếu do các hương chức hội tề của vùng nhận lấy công việc trông coi, thờ phụng và làm giỗ. Điều rất độc đáo là dù thời cuộc có biến động dữ dội đến đâu thì việc hương khói ở miễu Ông Vua vẫn được duy trì xuyên suốt, không hề gián đoạn. Để có được Đền thờ Hùng Vương tồn tại đến ngày nay là cả quá trình chung sức gìn giữ, chăm lo, thờ phụng với tấm lòng tôn kính thiêng liêng của người dân ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, với cội nguồn tổ tông. Trong đó, phải kể đến dòng họ Phan, họ Nguyễn đã đóng góp cả tài lực, vật lực và mấy đời đứng ra coi sóc, hương khói cho ngôi đền thêm vững chãi.
Phó Ban Quản lý di tích Đền thờ Vua Hùng tại Cà Mau Phan Văn Thông, đời thứ 2 của dòng họ Phan tiếp quản việc hương khói tại đền, cho biết: “Khoảng năm 1950, tía tôi, cụ Phan Văn Sạng được người dân trong vùng bầu chức chủ miễu. Nhà tôi là cơ sở cách mạng, cha tôi cũng là người gốc Giao Khẩu, biết cung cách thờ tự nên tiếp nhận công việc này. Trước đó, việc làm giỗ chủ yếu do các hương chức hội tề trong vùng đảm nhận”.
Từ năm 1950 cho đến lúc cụ Phan Văn Sạng mất (năm 1970), ngôi miễu vẫn làm bằng cây lá địa phương. Hàng năm, đến mùng 10/3 âm lịch, chủ miễu “ra” một con heo trắng, bà con quanh vùng mang các vật phẩm đến gồm bánh, trái cây, xôi… để tiến hành lễ cúng giỗ. Cúng xong thì mọi người bày ra ăn uống, chuyện trò.
Theo ông Bảy Thông, dòng họ Phan đã nối tiếp các đời thờ tự, hương khói và cáng đáng công việc tại Đền thờ Vua Hùng, coi đó là bổn phận, trách nhiệm và niềm tự hào của bản thân. |
Ông Bảy Thông hồi nhớ: “Theo lời kể của tía tôi, bà con quanh đây cũng chỉ biết nơi đây là nơi thờ ông vua, cúng vào mùng 10/3 âm lịch chớ cũng không rõ nguồn gốc và thông tin như bây giờ. Có điều, những bậc cao niên đều căn dặn con cháu phải duy trì việc thờ phụng, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, coi ngôi đền là một tài sản tinh thần quý báu của cả cộng đồng”. Chiến tranh ác liệt, cả xóm Giao Khẩu đi tản cư chỉ còn 3 nóc gia trụ lại, trong đó có cụ Sạng. Theo lời của ông Bảy Thông, tía ông nhất quyết không đi, bởi đi thì ai ngày đêm trông coi, hương khói cho ngôi miễu. Không may khi ra đồng, cụ Sạng đạp trúng trái nổ và qua đời.
Người dượng của ông Bảy Thông, cụ Nguyễn Văn Cống (chồng người cô ruột thứ Năm của ông) lại đứng ra tiếp quản việc mà cụ Sạng để lại. Thời điểm này, ngôi miễu bị trúng bom, cháy rụi. Dân Giao Khẩu do cụ Cống làm “chủ xị” đứng ra xây cất lại ngôi miễu bằng cây lá địa phương to hơn, bề thế hơn, cách vị trí cũ cỡ 300 m. Công việc thờ tự hàng năm vẫn tiếp tục theo lệ cũ. Sau ngày tiếp thu, quy mô, lễ vật cúng quải ngày càng nhiều, dòng người đến với miễu Ông Vua ngày càng đông.
Ông Nguyễn Quốc Vụ, con của cụ Cống, kể lại rằng: “Từ năm 1970 cho đến năm 1993, tía tôi và cả gia đình quyết tâm không để miễu vắng lạnh hương khói một ngày nào. Tía tôi quyết bám trụ đến cùng cho dù giặc giã, bom đạn để được kề cận chăm nom chu đáo cho nơi này. Về sau này, tía tôi căn dặn con cháu rất kỹ, có làm gì thì làm, cũng phải chung sức để chăm sóc, thờ tự và dựng xây cho miễu ngày càng đàng hoàng. Tôi cùng với Bảy Thông và bà con nơi đây vẫn khắc ghi lời dạy của các cụ ngày trước, trọn lòng tôn kính đối với các bậc tiền hiền đã có công dựng nước”.
Sau thời điểm 1993, miễu Ông Vua được trả lại đúng tên là Đền thờ Vua Hùng. Công tác tổ chức cúng giỗ hàng năm cũng bắt đầu được xã hội hoá, có sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vai trò của những bậc cao niên có hiểu biết, có uy tín để đứng ra làm đầu mối chu toàn các công việc vẫn hết sức quan trọng. Người Giao Khẩu với tấm lòng sắt son, không chỉ bảo tồn, lưu giữ mà còn làm lan toả thêm sự thiêng liêng, tôn kính của đền thờ. Bởi vậy dòng người cứ đến mùng 10/3 là tụ họp về Giao Khẩu, coi đây như là mảnh đất thiêng, nơi mỗi người lắng lòng nhớ về nguồn cội.
Riêng ông Năm Tỷ (Châu Văn Tỷ, Trưởng Ban Quản lý di tích đền thờ) chia sẻ: “Tôi năm nay 80 rồi, làm trưởng ban cũng hơn chục năm, thấy mỗi năm lễ hội càng lớn, người về càng đông, vừa mừng lại… vừa lo”. Ông Năm Tỷ cũng như Bảy Thông lo rằng, với cơ sở vật chất như hiện tại, Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ khó mà đáp ứng được tính chất, quy mô và phục vụ dòng người thập phương đến cúng bái. Dù dự án xây dựng, trùng tu, nâng cấp di tích đền Vua Hùng đã được phê duyệt từ lâu, song cho đến nay chỉ nằm trên tính toán mà chưa khởi công xây dựng. Đây là điều mong mỏi và cũng là trăn trở của bà con vùng Tân Phú suốt mấy năm qua.
Người Giao Khẩu đã đời nối đời thờ tự Vua Hùng bằng tất cả tấm lòng thành kính. Mạch nguồn ấy sẽ còn tiếp tục chảy mãi để đất này xứng đáng khơi nguồn cho ước vọng quốc thái, dân an, quê hương giàu đẹp, nhà nhà sung túc. Ngày Giỗ Tổ mỗi năm một lớn hơn, dòng người về ngày một đông hơn. Mong là ngôi miễu Ông Vua được gìn giữ, lưu truyền và phát triển từ thời mở đất sẽ sớm trở thành một ngôi đền uy nghiêm, đĩnh đạc, đường hoàng để xứng đáng với công đức của các bậc tiền hiền Quốc Tổ./.
Phạm Quốc Rin
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Lan tỏa phong trào marathon trong cộng đồng
- ·Tập huấn hoạt động công đoàn
- ·Làm đậu hũ tăng thu nhập
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Khai giảng huấn luyện đại đội dân quân thường trực
- ·Huyện U Minh: Khởi động sớm thị trường cây cảnh Tết
- ·Nhộn nhịp thị trường ngày nghỉ lễ
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Trao quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Khởi động thu lệ phí môn bài năm 2018
- ·Xăng liên tục tăng giá, doanh nghiệp vận tải chật vật
- ·Bù Đăng: Hỏa hoạn thiêu rụi nhà dân
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Đồng Xoài: 38 sản phẩm, giải pháp đoạt giải sáng tạo kỹ thuật
- ·Bù Đăng: Thiệt hại do thiên tai ước tính hơn 6,650 tỷ đồng
- ·Quốc lộ 14 cần được sửa chữa
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Hỗ trợ người kết thúc chấp hành án tái hòa nhập cộng đồng