【nhận định cameroon】Việt Nam: Kinh tế thị trường và kinh tế Nhà nước vận hành song song
Báo cáo “Việt Nam chuyển đổi-Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam” 2014 công bố sáng 23-7 cho thấy: Với hơn 1.600 người phản hồi khảo sát, kết quả là 89% ủng hộ mô hình kinh tế thị trường (89%), 71% ủng hộ sở hữu tư nhân trong nền kinh tế và 94% yêu cầu minh bạch trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tại Việt Nam.
Khảo sát CAMS lần này cũng cho thấy những người tham gia khảo sát đánh giá cao chất lượng một số dịch vụ công do khu vực tư nhân cung cấp như y tế, giáo dục, công chứng… Việc Nhà nước xác định chuyển giao một số dịch vụ công sang khu vực tư nhân thực hiện cũng nhận được sự ủng hộ của đại đa số người tham gia khảo sát (99%).
Tuy nhiên theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì kết quả CAMS 2014 cho thấy chưa có sự khác biệt đáng kể và rõ ràng trong đánh giá của người dân về tính chất Nhà nước hay thị trường của nền kinh tế. Cụ thế, cứ 5 người cho rằng nền kinh tế Việt Nam là nền KTTT thì cũng có tới 4 người cho rằng Việt Nam về cơ bản là nền KTNN. Kết quả này cho thấy ở Việt Nam, hệ thống KTTT và KTNN vẫn được vận hành song song, chưa rạch ròi.
Về tốc độ cải cách của nền kinh tế, chỉ có 29% người được khảo sát cho rằng tốc độ chuyển đổi sang nền KTTT của Việt Nam trong 5 năm qua là nhanh, nhưng cũng có tới 36% cho biết tốc độ này còn chậm. Như vậy, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường vẫn tiếp tục, song tốc độ thực tế còn chậm so với kỳ vọng.
Báo cáo cũng cho thấy, đa số những người ủng hộ nền KTTT vẫn muốn có bàn tay can thiệp của Nhà nước để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ này năm 2014 là 75%, tăng 7% so với năm 2011. “Như vậy, việc vận hành KTTT ở Việt Nam có thể chưa thực sự tạo niềm tin và đem lại hiệu quả tích cực cho xã hội như tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm, do vậy đã khiến người dân có tâm lý mong chờ bàn tay can thiệp của Nhà nước”- ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, kết quả này cho thấy những cải cách mà Việt Nam đang thực hiện phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, người dân cũng kỳ vọng rất lớn về vai trò của Nhà nước trong kiểm soát giá cả, hiệu quả của những chương trình cải cách hay bình ổn giá.
Báo cáo CAMS do VCCI và Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức và thực hiện.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Hoàng Gia Pearl “lì xì” Tết cho khách hàng đến 30 triệu đồng
- ·7 thói quen khiến tóc bạc nhiều hơn tóc đen
- ·Bác sĩ Đài Loan chỉ cách uống nước 53535 giúp giảm 15 kg
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Ra mắt nước khoáng chanh leo Thạch Bích có ga
- ·Sẽ dán tem tất cả xe ôtô để năm 2019 thu giá tự động toàn quốc
- ·Thị trường chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 lập kỷ lục mới
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Hoàn thành 1.000 mũi tiêm thử nghiệm giai đoạn 3 vắc
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Lock&Lock F2C Long Hậu giảm giá đến 50% cho 30.000 sản phẩm
- ·FED đang tiến gần hơn tới việc cắt giảm lãi suất
- ·Phát hành 2 bản sách đặc biệt 'Ngày xưa có một chuyện tình' của Nguyễn Nhật Ánh
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Mối bận tâm của các quốc gia G20 về mức thuế tối thiểu đối với các tỷ phú
- ·Chứng khoán Trung Quốc sẽ kéo dài đà tăng trong những tháng tới
- ·Quảng bá văn hóa, con người Việt qua Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Hà Nội: Không được xem nhẹ công tác phòng, chống dịch tại các điểm thi