【lich dau】Sửa Nghị định 59 để đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN
Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn ông Nguyễn Duy Long,ửaNghịđịnhđểđẩynhanhcổphầnhólich dau Trưởng Phòng Đổi mới sắp xếp và phát triển DN, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) về vấn đề này.
P.V: Thưa ông, tại sao Bộ Tài chính lại gấp rút đẩy nhanh việc sửa đổi Nghị định 59 của Chính phủ?
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần với những quy định mới nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội X và chỉ đạo của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế CPH gắn với thị trường, ngăn ngừa thất thoát tài sản Nhà nước, nâng cao tính công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với công tác CPH.
Để triển khai Nghị định 59, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 202/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị DN khi thực hiện CPH và Thông tư số 196/2011/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của các DN 100% vốn Nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Tuy nhiên, tiến trình CPH trong thời gian vừa qua còn chậm trễ do nhiều nguyên nhân, trong đó có những vướng mắc xuất phát từ quy định của Nghị định 59 do đó cần có giải pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác CPH DN 100% vốn Nhà nước.
Mặt khác, nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh quá trình CPH theo Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015, tại Quyết định số 929/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Do đó, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các bộ, địa phương nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 59.
P.V: Việc sửa đổi Nghị định 59 có thể coi là một hướng mở quan trọng nhằm giải tỏa những bất cập lâu nay về xác định giá trị DN, đối chiếu công nợ... đã kéo dài thời gian hơn dự kiến. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về hướng sửa đổi những nội dung này?
Trên cơ sở tình hình thực hiện CPH và lắng nghe kiến nghị của các bộ, địa phương, các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thực hiện điều chỉnh cơ chế quản lý đất đai đối với các DNNN CPH theo hướng quy định về nguyên tắc tất cả diện tích đất DN CPH đang quản lý và sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh phải chuyển sang thực hiện ký hợp đồng thuê đất có thời hạn với cơ quan có thẩm quyền (trừ những trường hợp đặc biệt thì có cơ chế xử lý cụ thể).
Quy định này nhằm khắc phục bất cập trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong thời gian qua để đẩy nhanh tiến trình CPH. Theo phương án này, đối với các diện tích đất DN đã được giao đất, nay chuyển sang thuê thì giá trị quyền sử dụng đất giao còn lại tại thời điểm xác định giá trị DN được xác định là số tiền DN đã trả trước tiền thuê đất cho một khoảng thời gian nhất định theo mặt bằng giá thuê đất tại thời điểm DN hoàn tất thủ tục thuê đất với cơ quan quản lý tại địa phương, không ảnh hưởng đến Ngân sách Nhà nước và lợi ích kinh tế của DN. Đối với diện tích đất DN thực hiện thuê đất thì thực hiện trả tiền thuê đất hàng năm theo cơ chế đã được quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP và không phải tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý vì giá thuê đất đã sát giá thị trường.
Đối với việc đối chiếu toàn bộ công nợ khi xác định giá trị DN, theo quy định, DN CPH phải tiến hành đối chiếu toàn bộ các khoản công nợ đến thời điểm xác định giá trị DN và có biện pháp xử lý dứt điểm các khoản công nợ không có khả năng thu hồi theo đúng chế độ Nhà nước đã quy định. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số TĐ kinh tế, TCT nhà nước thì việc đối chiếu toàn bộ công nợ là khó khăn, các DN hiện nay chỉ đối chiếu được khoảng 60 - 70%, do vậy quy định đối chiếu toàn bộ công nợ sẽ làm chậm tiến độ CPH của DN.
Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN trong thời gian tới, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh theo hướng: Giao các bộ, ngành, địa phương, TĐ kinh tế, TCT nhà nước chỉ đạo DN CPH thực hiện đối chiếu toàn bộ các khoản công nợ (phải thu, phải trả) đến thời điểm xác định giá trị DN theo quy định. Trong một số trường hợp do thời điểm CPH không trùng với thời điểm kiểm kê khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính, DN quy mô lớn, đối tượng công nợ nhiều, không kịp đối chiếu hết thì DN CPH phải báo cáo các bộ, địa phương xem xét, xử lý.
P.V: Việc CPH các TĐ kinh tế, TCT nhà nước có đơn vị sự nghiệp có thu như bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu dự kiến sẽ được thực hiện ra sao, thưa ông?
Nếu các DN CPH tiếp tục kế thừa sẽ tổ chức định giá tính vào giá trị DN CPH. Còn trường hợp các DN CPH không kế thừa thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển giao cho các bộ, ngành có liên quan để thực hiện xã hội hóa theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Ví dụ đối với các bệnh viện đề xuất giao Bộ Y tế tiếp quản; các trường đào tạo nghề đề xuất giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp quản; các Viện nghiên cứu đề xuất giao Bộ quản lý ngành kinh doanh chính tiếp quản... Trong thời gian chưa bàn giao thì giao bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh tiếp quản và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tại các đơn vị này.
P.V: Dư luận kỳ vọng CPH sẽ "nóng" lên trong năm nay cùng với tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu các DNNN nói riêng. Theo ông, những tháo gỡ cơ bản về chính sách có phải là tác nhân giúp đẩy nhanh quá trình này như kỳ vọng hay không, thưa ông?
Theo kế hoạch, nhiều TĐ, TCT sẽ thực hiện CPH trong năm nay như: TĐ Dệt may Việt Nam, TCT Mía đường I, TCT Mía đường II, TCT Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi, TCT Chăn nuôi Việt Nam…
Những khó khăn trong quá trình thực hiện sẽ được các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59 trình Chính phủ. Chắc chắn, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế CPH sẽ tạo thuận lợi cho các DNNN thực hiện theo đúng lộ trình.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh(thực hiện)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Bộ Y tế kêu gọi người dân quyết tâm chống dịch
- ·Đại sứ Mỹ chia buồn về việc nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần
- ·Cần một đường dây nóng cho các nạn nhân bị BLGĐ
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·TPHCM triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ bầu cử
- ·Bế mạc Hội nghị Trung ương 12
- ·Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba chính thức có hiệu lực từ tháng 4/2020
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Thủ tướng: Chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, cùng với phát triển KTXH
- ·Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- ·Đông máu do tiêm vắc xin phòng Covid
- ·Nâng mức giảm trừ gia cảnh, thu ngân sách giảm hơn 10 nghìn tỷ đồng/năm
- ·Các tổ chức quốc tế cảnh báo về khủng hoảng lương thực toàn cầu
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·VEPR: Tăng trưởng cả năm đạt 4,2% là kịch bản lạc quan nhất
- ·Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em: Cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan
- ·Bắc Ninh ghi nhận thêm 17 ca dương tính SARS
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Thường trực Chính phủ họp về mô hình tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia