【bxh bong da nu】Thi THPT Quốc gia 2017: Giáo viên băn khoăn về thi trắc nghiệm
TheốcgiaGiáoviênbănkhoănvềthitrắcnghiệbxh bong da nuo Dự thảo phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 của Bộ GD-ĐT, bài thi môn Toán và tổ hợp môn Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Sự thay đổi này nhận được nhiều ý kiến, cả đồng tình và không đồng tình của các giáo viên phổ thông.
Theo một số giáo viên phổ thông và lãnh đạo các trường, hình thức thi trắc nghiệm là vấn đề không mới, vì trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng những năm trước và kỳ thi THPT quốc gia trong 2 năm 2015- 2016, các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học đã thi theo hình thức này.
Hình thức thi trắc nghiệm vừa có ưu điểm và nhược điểm.
Ông Nguyễn Thái Duy, giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Gang Thép (tỉnh Thái Nguyên) nhận định, việc tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân thành một bài thi có ưu điểm là rút ngắn thời gian thi cho học sinh. Phương thức thi trắc nghiệm hay tự luận đều có ưu điểm và nhược điểm. Đối với môn Địa lý, việc thi theo hình thức trắc nghiệm có thể sẽ không gặp khó khăn, nhưng ở Việt Nam hiện chưa có bất kỳ tài liệu, hoặc đề thi trắc nghiệm đối với các môn học này để giáo viên, học sinh tham khảo.
Ông Nguyễn Thái Duy nói: “Việc thi trắc nghiệm là không thể tránh khỏi, chuyển sang vẫn còn thời gian, một thời gian trước mới thay sách đã thi trắc nghiệm Địa rồi. Hiện tại Bộ chưa có đề minh họa. Tôi nghĩ rằng Bộ cũng nên có hướng dẫn cụ thể nhất là thiết kế bài giảng, giáo án, như thế nào đó, quy định để giáo viên có mẫu chung để họ có thể dạy, soạn theo hình thức đó thì cập nhật hơn rất nhiều, học sinh sẽ làm quen được”.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên cũng cho rằng, thi trắc nghiệm môn Toán và các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân thì rất mới đối với học sinh và cả giáo viên nên chắc chắn sẽ gặp khó khăn vì thời gian quá gấp gáp, học sinh chưa có sự chuẩn bị thi theo phương thức thi mới này.
Hình thức thi trắc nghiệm chỉ đánh giá được năng lực hiểu biết, chứ chưa đánh giá được khả năng vận dụng của học sinh, đặc biệt là đối với các môn khoa học xã hội.
Theo ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), phương hướng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phù hợp với xu thế của thế giới. Thế nhưng, hình thức dạy và học, kiểm tra, đánh giá ở bậc phổ thông đối với các môn học này vẫn theo hình thức tự luận nên cần có lộ trình để cả giáo viên và học sinh chuyển đổi dần dần: “Bây giờ Bộ mới đưa nội dung này ra lấy ý kiến thì hơi gấp gáp, học sinh chưa có chuẩn bị để đảm bảo chất lượng tốt.
Các học sinh đặc biệt với những em lựa chọn ban xã hội thì phải thay đổi cách học, và thầy cô phải thay đổi cách dạy, nhất là học, vì giữa bài tự luận và trắc nghiệm thì cách làm cũng có sự khác nhau.
Triển khai thì nhà trường cũng đã làm rồi, bắt đầu hướng dẫn rồi, nhưng rõ ràng là bây giờ thao tác làm bài, kỹ thuật làm bài, kỹ năng thậm chí cả các thủ thuật để đảm bảo thời gian, cách làm sao cho hiệu quả nhất là khó khăn”.
Ông Trần Trung Hiếu, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An cho rằng, những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều đổi mới trong việc dạy và học, thi và kiểm tra, đánh giá đối với học sinh phổ thông, nhằm mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Nếu môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm sẽ đi ngược với tiêu chí mà Bộ đang hướng tới trong việc dạy và học là đánh giá được 4 cấp độ kiến thức, kỹ năng của học sinh gồm: nhận biết kiến thức, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đặc thù của môn Lịch sử là tái hiện lại quá khứ để rút ra bài học kinh nghiệm, để yêu đất nước và có lòng tự tôn dân tộc. Hình thức thi trắc nghiệm sẽ dẫn tới việc học sinh nhớ kiến thức một cách máy móc để đối phó với thi trắc nghiệm chứ không nhớ kiến thức dựa trên nền tảng tư duy để phân tích, lý giải, so sánh, đối chiếu.
Ông Trần Trung Hiếu phân tích: “Nếu môn Sử thi trắc nghiệm 100% theo dự thảo đó là sự xé nát môn Sử. Sự rút gọn môn Sử từ một môn thi có thời gian 180 phút bây giờ chỉ xuống còn 30 phút với 20 câu không đủ để đánh giá chính xác năng lực của học trò và học sinh khi vào phòng thi thường làm theo xu hướng võ đoán nhiều hơn bởi vì với thời gian đó không đủ để các em tư duy, để các em trình bày quan điểm.
Thực chất đề thi trắc nghiệm chủ yếu chỉ giải quyết mức độ là nhận biết kiến thức, còn hiểu kiến thức, vận dụng, phân tích kiến thức hoàn toàn không. Với hình thức thi trắc nghiệm, các em chỉ học đối phó, còn ra khỏi phòng thi là các em quên hết”.
Nhiều giáo viên phổ thông cũng lo ngại, việc chuyển hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm hoàn toàn với môn Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân trong khi chương trình và sách giáo khoa vẫn chưa thay đổi sẽ dẫn tới tình trạng học sinh chán học, học theo kiểu đối phó để thi và ngày càng ít chọn thi các môn khoa học xã hội hơn.
TheoVOV
(责任编辑:La liga)
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Chính thức cảnh báo về bắt cóc trẻ em
- ·Công ty CP Cao su Đồng Phú tổng kết hoạt động 3 ban thống nhất
- ·Quyền tiếp cận thông tin của công dân được đề cao
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Lốc xoáy làm gãy đổ gần 9 ngàn trụ tiêu
- ·Hỗ trợ phụ nữ DTTS nghèo
- ·Va chạm ôtô, 1 người bị thương
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Bàn giao giếng nước khoan trị giá 30 triệu đồng cho nạn nhân da cam
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Tháng 5, bảo hiểm xã hội thu 630,076 tỷ đồng
- ·Tại sao chưa?
- ·Cái chết nào cũng mang đến nỗi đau!
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Lộc Ninh cần 40 giếng khoan, Bù Gia Mập có 2.673 hộ thiếu nước
- ·Nhớ những ngày bên nhà báo Hoàng Lâm
- ·Nha Bích: Tỷ lệ hộ nghèo tăng 36,7%
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Tập huấn phòng cháy chữa cháy cho lực lượng dân phòng