【lịch bóng đá laliga】Cơ hội nào cho Trung Quốc phát huy vai trò hoà giải xung đột Nga
TheơhộinagraveochoTrungQuốcphaacutethuyvaitrogravehoagravegiảixungđộlịch bóng đá laligao báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2-2022, Trung Quốc đã khẳng định nước này là nhà hoà giải trung lập, có khả năng đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt xung đột.
Để đạt được mục tiêu đó, năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin hai lần. Và vào tháng 4-2023, ông đã có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky.
Bắc Kinh cũng công bố đề xuất hòa bình gồm 12 điểm cho xung đột Nga - Ukraine và cử đặc phái viên tới cả Moskva và Kiev. Cựu Ngoại trưởng Tần Cương khi đó nói rằng Bắc Kinh có thể tận dụng “sự khôn khéo của mình” để giảm bớt khủng hoảng.
Nhưng giờ đây, bước ngoặt đã xảy đến. Các nhà phân tích cho rằng những diễn biến gần đây trên chiến trường, bao gồm cả cuộc phản công thất bại của Ukraine, có thể mang đến cơ hội cho Bắc Kinh một lần nữa đóng vai trò dẫn đầu nỗ lực môi giới hòa bình.
Mối quan hệ 'không giới hạn' của Trung Quốc với Nga
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, ngày 18-10-2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Zhang Xin, Phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, cho biết cách tiếp cận của Trung Quốc đối với cuộc xung đột bao gồm thúc đẩy đàm phán hòa bình, không cung cấp vũ khí cho Nga và viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
“Việc thiếu bất kỳ bước đột phá lớn nào là do các bên liên quan đến cuộc xung đột, Nga và Ukraine có quan điểm rất khác nhau và họ kỳ vọng rất cao trong việc giành được chiến thắng cuối cùng. Do đó, bất kỳ bên nào khác, bao gồm cả Trung Quốc, cũng có ảnh hưởng vô cùng hạn chế đến kết quả cuối cùng”, ông nói.
Các nước phương Tây đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc - đối tác chiến lược thân thiết của Nga - khai thác ảnh hưởng của nước này đối với Moskva. Nhưng thay vào đó, siêu cường châu Á này vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng.
Chỉ vài ngày trước khi xung đột diễn ra, Trung Quốc tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn” với Nga. Sau đó một tháng, tháng 3-2022, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Moskva, ông Tập đã gọi người đồng cấp Putin là “người bạn thân yêu của tôi” và hai bên đã dành hàng giờ để thảo luận về hợp tác song phương.
Khi nhà lãnh đạo Nga tới thăm Bắc Kinh vào tháng 10 năm ngoái, ông Tập cũng cam kết sẽ thúc đẩy sự phát triển của hai quốc gia và “bảo vệ sự công bằng và công lý quốc tế”.
Cho rằng Bắc Kinh đang đứng ở vị thế tốt trong mối quan hệ với Nga, Tổng thống đắc cử Phần Lan Alexander Stubb tuần trước đã kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kiev và Moskva.
Bình luận về việc phương Tây kêu gọi Trung Quốc gây áp lực với Nga, chuyên gia Zhang cho rằng “kỳ vọng đó từ đầu đã bị cường điệu hóa quá mức”.
Ông nói thêm, xét cho cùng, hai nước luôn có chung quan điểm về các vấn đề toàn cầu quan trọng và thường xuyên hành động cùng nhau. Nga cũng đang coi Trung Quốc có tầm quan trọng ngày càng tăng trên mặt trận kinh tế.
Theo Fan Hongda, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, không giống như các nước phương Tây, Trung Quốc có khả năng liên lạc với Nga. Nhưng hiện tại ông không nghĩ rằng Bắc Kinh có thể gây “ảnh hưởng đáng kể” lên Moskva để chấm dứt xung đột.
Ông Andrew Mertha, Giám đốc chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins, lưu ý rằng mối quan hệ “không thể phá vỡ” của Trung Quốc với Nga đã khiến phương Tây coi Trung Quốc là “một phần của vấn đề chứ không phải là giải pháp”.
Song ông nói rằng trên thực tế, vai trò của Bắc Kinh đã “bị hạn chế nhiều hơn chúng ta nghĩ”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Bà Cheng Chen, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Albany, cho rằng Trung Quốc là cường quốc duy nhất có thể gây “áp lực đáng kể” đối với Nga, vì đây là “đồng minh chiến lược quan trọng nhất, mặc dù không phải chính thức” của Moskva.
Nhưng theo bà Chen, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi Nga nhượng bộ để chấm dứt xung đột vì nước này coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược của Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Mỹ.
“Phương Tây và Ukraine chắc chắn sẽ muốn Trung Quốc làm nhiều hơn nữa. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc, họ sẽ chỉ làm như vậy”, bà nói.
Vị chuyên gia này cho rằng việc Trung Quốc thiếu tiến bộ trong nỗ lực hòa giải cũng có thể là do một yếu tố khác - đó là thời gian.
Năm ngoái, khi Trung Quốc cử đặc phái viên hàng đầu Li Hui tới châu Âu, cả Nga và Ukraine đều tin rằng họ có thể đạt được “chiến thắng quyết định” trên chiến trường. Bà cho biết vào thời điểm đó, Ukraine và những nước ủng hộ phương Tây đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn.
Nói cách khác, bà nhận định điều kiện cho một giải pháp chính trị vẫn chưa chín muồi.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, ông Vương Nghị, cũng đưa ra nhận xét tương tự tại Hội nghị an ninh ở Munich vào tuần trước. Ông nói rằng các điều kiện “chưa chín muồi” cho cuộc đàm phán giữa các bên, đồng thời kêu gọi giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột này.
Tuy nhiên, từ năm ngoái, tình hình đã thay đổi đáng kể.
Làn sóng thay đổi của cuộc chiến Ukraine - NgaBinh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 của Mỹ trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Kharkiv. Ảnh: AP/TTXVN
Bà Chen cho biết cuộc phản công của Ukraine phần lớn đã thất bại, viện trợ của phương Tây bắt đầu cạn kiệt và các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu vẫn chưa đè bẹp được nền kinh tế Nga. Trên chiến trường, Nga gần đây cũng đã đạt được một số lợi ích chiến thuật.
“Tất cả những yếu tố này đều tạo cơ hội cho Trung Quốc đổi mới nỗ lực đóng vai trò dẫn đầu trong việc đạt được giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này, vốn sẽ xác định tương lai của châu Âu”, bà giải thích.
Và nếu Trung Quốc thành công trong vai trò hoà giải đó, Bắc Kinh có thể nâng tầm ảnh hưởng của họ các nước Nam Bán cầu - gồm các quốc gia đang phát triển, và thậm chí một số nước ở châu Âu.
Hôm 28-2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Li sẽ thực hiện vòng ngoại giao con thoi thứ 2 vào tháng tới, nơi ông dự kiến sẽ thăm lại Nga, Ukraine và các quốc gia châu Âu khác.
Nhưng ông Li Ziguo, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Trung Á - Âu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, lập luận rằng việc môi giới hòa bình không phụ thuộc vào Trung Quốc - quốc gia mà ông cho rằng có tư duy giải quyết xung đột, thay vào đó, “chìa khóa đang do Mỹ nắm giữ”.
Theo ông, nếu Mỹ muốn cuộc chiến này tiếp diễn thì nước này có thể dồn thêm nguồn lực vào Ukraine. Và nếu Mỹ muốn một thỏa thuận hòa bình thì họ sẽ buộc ông Zelensky phải ngồi vào bàn đàm phán.
“Những gì Trung Quốc có thể làm là hướng sự chú ý đến tình hình và mong muốn đóng vai trò giải quyết vấn đề. Tôi không nghĩ nỗ lực hòa giải của Trung Quốc có thể tiến xa hơn nếu Mỹ không thay đổi quyết định”, ông nhận định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Giảm các mối nguy về an toàn nhờ áp dụng tích hợp ISO 45001 với các công cụ TPM, Kaizen, 5S
- ·Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm
- ·Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Nghề đào tạo về TCĐLCL: Hướng đến những giá trị đích thực
- ·Quản lý sở hữu trí tuệ hiệu quả cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích
- ·Dự thảo QCVN về yêu cầu kỹ thuật vành và bánh xe mô tô, xe gắn máy
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Tăng cường phối hợp hoạt động TCĐLCL giữa Tổng cục TCĐLCL và Bộ VHTT&DL
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận nhận ISO 28001
- ·Hợp tác Việt – Đức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững
- ·Cung cấp công cụ đo lường, xác định và theo dõi mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·‘ChatGPT phiên bản Việt’ và câu chuyện của người tiên phong
- ·Áp dụng ISO/IEC 17025 tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Thực phẩm và Nghiên cứu Ứng dụng
- ·Bắc Kạn: Áp dụng hiệu quả TCVN ISO 9001:2015 tạo sự chuyển biến tích cực trong thi hành nhiệm vụ
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·QCVN 16:2023/BXD