会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo cup c1】Vì sao Mỹ không thể để Intel 'chết'?!

【keo cup c1】Vì sao Mỹ không thể để Intel 'chết'?

时间:2025-01-11 06:07:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:739次
(VTC News) -

Intel đã đánh mất vương miện ngành bán dẫn và đang góp phần khiến chiến lược độc lập về chip của Mỹ gặp những trở ngại phức tạp hơn bao giờ hết.

Tại hội nghị chuyên đề Hot Chips 2024 gần đây ở Stanford,ìsaoMỹkhôngthểđểIntelchếkeo cup c1 California, Intel đã trình làng những tiến bộ mới nhất của mình trong công nghệ AI, bao gồm các trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và các ứng dụng PC.

Một sự kiện quan trọng là việc ra mắt của chiplet kết nối máy tính quang học (OCI) tích hợp hoàn toàn đầu tiên trong ngành, được thiết kế để nâng cao tốc độ xử lý dữ liệu AI. Đây là điều mà công ty đã từng nói đến trước đây.

Công nghệ mới này nhằm mục đích cải thiện quá trình xử lý dữ liệu AI bằng cách cung cấp băng thông lớn hơn, mức tiêu thụ điện năng thấp hơn và khả năng mở rộng tốt hơn cho cơ sở hạ tầng điện toán trong tương lai.

Chiplet OCI, được đóng gói chung với CPU Intel, hỗ trợ 64 kênh truyền dữ liệu 32 Gbps qua 100 m cáp quang. Sự đổi mới này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cơ sở hạ tầng AI, đặc biệt là trong điện toán hiệu suất cao (HPC) và các trung tâm dữ liệu.

Chip OCI đầu tiên của Intel đặt cạnh một cây bút chì. (Intel)

Chip OCI đầu tiên của Intel đặt cạnh một cây bút chì. (Intel)

Việc Intel tập trung vào chiplet OCI phản ánh cam kết của công ty trong nỗ lực duy trì vị thế dẫn đầu về đổi mới công nghệ, ngay cả khi phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực AI. Trong khi các công ty như Nvidia đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng khổng lồ nhờ nhu cầu về AI - với vốn hóa thị trường là 3 nghìn tỷ USD - còn AMD đã tăng vốn hóa thị trường lên 240,44 tỷ USD, thì Intel vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng tương tự.

Hiện xếp hạng 207 theo vốn hóa thị trường ở mức 84 tỷ USD, giảm mạnh so với mức đỉnh điểm là 502 tỷ USD vào năm 2000. Câu hỏi là các nỗ lực của Intel có thể đã quá muộn hay chưa?

Một bình luận trong bài báo của chuyên trang về máy chủ ServeTheHome đưa ra gợi ý thú vị: “Những sản phẩm như thế này khiến tôi nghĩ AMD nên cắn răng mua lại Intel. Giữ lại mảng mạng và quang học, giữ lại phần mềm, chắc chắn giữ lại bộ phận tiếp thị, chắc chắn giữ lại bộ phận thiết kế/hỗ trợ sản phẩm không được thừa nhận. Bán các bộ phận CPU và GPU, có thể ai đó ở EU hoặc Hàn Quốc muốn mua chúng đấy”.

Hôm 1/8, Intel công bố kết quả tài chính cho quý 2/2024. Kết quả không mấy khả quan. Cổ phiếu công ty giảm hơn 25% khi công bố kế hoạch cắt giảm chi phí mạnh, bao gồm cả việc sa thải đến 15% toàn bộ nhân lực. Vốn hóa Intel đã giảm đến gần 50% chỉ trong 1 năm qua - cùng khoảng thời gian Nvidia có lúc tăng tới 3 lần.

Như đòn giáng mạnh gần nhất vào cổ phiếu của Intel đã chỉ ra, kế hoạch cắt giảm chi phí đã khiến nhiều người bất ngờ. Công ty đã phải chịu không ít tin xấu trong những năm gần đây, nhưng các khoản đầu tư và ưu đãi dự kiến ​​từ Đạo luật CHIPS và Khoa học, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất chip trong nước, đã mang lại chút hy vọng để bám víu. Sự suy thoái không phanh của Intel đặt ra câu hỏi: liệu chính phủ Mỹ còn phải làm gì?

"Tôi không nghĩ chúng ta có thể mất Intel. Đó sẽ là một mất mát không tài nào bù đắp", Rob Atkinson, chủ tịch của Information Technology and Innovation Foundation, một nhóm nghiên cứu công nghệ, cho biết. "Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, nếu Intel nói 'chúng tôi cần một khoản tiền mặt' thì sao? Tôi nghĩ chính phủ Mỹ sẽ phải xem xét nghiêm túc vấn đề đó".

8,5 tỷ USD chỉ như "muối bỏ biển"?

Đạo luật CHIPS và Khoa học của chính quyền ông Biden được thông qua ngày 9/8/2022, với mục tiêu thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước. Đạo luật này không nêu tên người nhận tài trợ mà thay vào đó phê duyệt các khoản tiền để phân bổ sau. Việc này bắt đầu diễn ra vào đầu năm nay và vào hôm 20/3, Bộ Thương mại Mỹ và Intel đã đạt được "biên bản ghi nhớ sơ bộ về các điều khoản" bao gồm 8,5 tỷ USD tài trợ trực tiếp và 11 tỷ USD tiền vay.

Intel cũng có kế hoạch yêu cầu khấu trừ thuế 25% đối với các khoản đầu tư vào các cơ sở sản xuất chất bán dẫn đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2026.

Bên trong nhà máy sản xuất chip của Intel. (Ảnh: Intel)

Bên trong nhà máy sản xuất chip của Intel. (Ảnh: Intel)

Số tiền trên là rất nhiều. Tuy nhiên, cổ phiếu của Intel vẫn giảm từ 145 tỷ USD vào 2 năm trước xuống còn hơn một nửa. Một lý do có thể là việc xây dựng các nhà máy bán dẫn mới là cực kỳ tốn kém.

Tôi không biết Intel sẽ kiếm được nhiều tiền không, khi mà thực ra, đây là khoản trợ cấp để xây dựng một nhà máy sản xuất ở một quốc gia có chi phí cao”, Atkinson nói. Ông cho biết, việc xây dựng bất kỳ nhà máy sản xuất bán dẫn nào cũng tốn kém, và việc xây dựng tại Mỹ thậm chí còn tốn kém hơn. Vì lý do đó, ông tin rằng nguồn tài trợ từ Đạo luật CHIPS khó có thể thúc đẩy lợi nhuận ròng của Intel.

Ông không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Một số báo cáo đã nhắc lại chi phí cao của các nhà máy sản xuất tiên tiến. Một báo cáo vào tháng 12/2023 từ International Business Strategies ước tính rằng khoản đầu tư toàn cầu của TSMC vào quy trình N2 (2 nanomet) sắp tới của công ty, dự kiến ​​sản xuất hàng loạt vào năm 2025, có thể lên tới 28 tỷ USD. Một báo cáo riêng về 2 nhà máy sản xuất của Samsung sẽ được xây dựng tại Texas ước tính chi phí lên tới 44 tỷ USD.

Như các khoản đầu tư này cho thấy, một số công ty bên ngoài Mỹ rất hài lòng khi được hưởng các ưu đãi để xây dựng nhà máy sản xuất tại quốc gia này. Tuy nhiên, Intel vẫn khác biệt so với những đối thủ này ở một điểm chính: đây là công ty duy nhất có trụ sở tại Mỹ sở hữu các nhà máy sản xuất chip tiên tiến. Samsung và TSMC được cấp ít tiền tài trợ hơn theo Đạo luật CHIPS ở mức lần lượt là 6,4 tỷ USD và 6,6 tỷ USD, cũng như các khoản vay nhỏ hơn.

Nếu không có Intel, "phương án thay thế sẽ là các nhà máy sản xuất mà TSMC hoặc Samsung đang xây dựng sẽ nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Mỹ", Mike Demler, một nhà phân tích ngành bán dẫn cho biết. Ông nói một bước đi như vậy có thể diễn ra dưới hình thức các công ty nước ngoài thoái vốn phần lớn quyền sở hữu các nhà máy sản xuất tại Mỹ, và "Điều đó sẽ không xảy ra".

"Vẫn còn tương lai"

Kết quả tài chính quý 2 tồi tệ và viễn cảnh sa thải đã vẽ nên một bức tranh ảm đạm về tương lai của Intel. Một số người thậm chí còn suy đoán rằng một đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như Broadcom hay Qualcomm, có thể thử mua lại công ty trong những năm tới. Nhưng bất chấp những tin tức xấu gần đây, Demler đã bày tỏ sự lạc quan về công nghệ của Intel.

Intel là công ty duy nhất của Mỹ có thể phát triển công nghệ để cạnh tranh. Và trên thực tế... về công nghệ quy trình, Intel là một nhà đổi mới sáng tạo”, Demler nhận định. Ông chỉ ra những tiến bộ trong công nghệ quy trình như FinFET, một bóng bán dẫn hình vây được Intel đưa vào sản xuất lần đầu tiên vào năm 2011 và gần đây hơn là Foveros, một công nghệ đóng gói chip tiên tiến cho phép xếp chồng chip theo chiều dọc.

Phần lớn tương lai ngành chip của Intel được đặt cược vào Intel 18A, quy trình sản xuất chất bán dẫn tiên tiến tiếp theo của công ty. Quy trình sản xuất “1,8 nanomet” này sẽ kết hợp nhiều cải tiến của Intel bao gồm liên kết lai 3D, bóng bán dẫn nanosheet và cung cấp điện mặt sau. Demler cho biết, nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, 18A của Intel sẽ cạnh tranh trực tiếp với, hoặc thậm chí vượt trội hơn, công nghệ quy trình 2N sắp ra mắt của TSMC.

Ông Pat Gelsinger giới thiệu các sản phẩm tại Intel Innovation ở San Jose, California vào năm ngoái. (Ảnh: Intel)

Ông Pat Gelsinger giới thiệu các sản phẩm tại Intel Innovation ở San Jose, California vào năm ngoái. (Ảnh: Intel)

Nhưng công nghệ sản xuất thành công, mặc dù là một bước tiến tích cực, có thể không giải quyết được mọi vấn đề của Intel. Ngoài chi phí đầu tư cao vào các nhà máy sản xuất mới, Intel phải vượt qua viễn cảnh khó khăn là thu hút khách hàng đến với mảng sản xuất chip của mình trong khi vẫn tiếp tục thiết kế CPU và các loại chip khác. Atkinson cho biết: "Tôi không biết mô hình đúc chip có hiệu quả với Intel hay không, vì họ đang cạnh tranh với chính khách hàng của mình".

Tổng giám đốc điều hành của Intel, Pat Gelsinger, đã lường trước được vấn đề này và công bố một cuộc tái tổ chức vào tháng 2/2024 để chia công ty thành Intel Foundry Services và Intel Product. Còn quá sớm để biết liệu động thái đó có xoa dịu được nỗi lo của khách hàng hay không.

Hiện tại, số phận của nhà máy đúc chip của Intel - và theo đó là hoạt động sản xuất chip trong nước của Mỹ do người Mỹ làm chủ - vẫn chưa rõ ràng, khi mọi con mắt đều đổ dồn vào 18A của Intel, dự kiến ​​sẽ đi vào sản xuất vào năm 2025. Nếu thành công, 18A sẽ đưa Intel trở lại vị trí dẫn đầu. Nếu không thành công, nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất chip của Mỹ sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng.

Demler kết luận: “Tôi nghĩ năm sau, bằng chứng sẽ hiển hiện rõ ràng”.

Thạch Anh

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
  • Tuyệt đối tránh dùng mỹ phẩm chứa những thành phần này nếu da yếu
  • Hiệp định EVFTA: Cơ hội để hàng Việt nâng cao chất lượng, tự làm mới mình
  • Ngăn chặn vi phạm trong kinh doanh qua mạng
  • Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
  • Giá gas tiếp tục tăng
  • Cảnh báo Trung Quốc siết chặt nhập khẩu thủy sản
  • WHO: Bắt buộc tiêm chủng ngừa Covid
推荐内容
  • Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
  • Năm 2020 xuất khẩu gạo ước đạt 3,07 tỷ USD
  • “Ước mơ tuổi vàng”
  • Bộ Công thương đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các FTA
  • Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
  • Khoa học công nghệ và những dấu ấn trong cuộc chiến chống dịch COVID