【bong da so. com】Huế với công nghiệp văn hóa
Nội thất nhà Huế (triển lãm quốc tế thuộc địa,ếvớicôngnghiệpvănhóbong da so. com Paris, 1931)
Trong xã hội hiện đại, thế giới phẳng - toàn cầu hóa càng nhấn mạnh vấn đề bản sắc văn hóa bởi đó là nguồn lực, dấu hiệu chỉ báo để tạo nên những sản phẩm đặc trưng theo lý thuyết dị biệt hóa sản phẩm. Công nghiệp văn hóa chính là xác lập quy trình kỹ nghệ, tận dụng tối đa các thành tựu khoa học hiện đại để đưa hồn cốt lịch sử văn hóa vào sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người, từ nhu cầu nội địa lẫn phục vụ du khách, quà tặng, lễ nghi khánh tiết.
Xem xét sự chuyển đổi Kinh đô - Cố đô của Huế sẽ nêu bật tầm vóc một trung tâm văn hóa du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng, từ tính chính danh duy nhất cho tới tính khả thi trong quá trình thổi hồn di sản, viết lên những câu chuyện “rặt Huế” trong mỗi sản phẩm, từng địa danh, nhân danh...
Truyền thống văn hóa luôn đảm bảo tính liên tục, kế thừa, tạo nên những sắc thái biểu hiện cụ thể của văn hóa qua các thời kỳ, làm nên bản sắc văn hóa. Nhờ vậy, chủ thể văn hóa với động năng văn hóa, tạo nên nguồn nuôi dưỡng văn hóa để chấp nhận loại bỏ yếu tố không phù hợp, tích hợp cái mới phù hợp để làm giàu bản sắc văn hóa.
Từ quá trình mở cõi về nam, văn hóa tích hợp, tiếp biến nhiều hệ giá trị đỉnh cao của cả dân tộc, nhất là vai trò trung tâm thời dinh phủ Đàng Trong, kinh đô thời Nguyễn, nổi bật dấu ấn đặc trưng của xứ Thần kinh (chính trị), xứ Thiền kinh (tư tưởng Phật giáo). Nguồn lực đó quyết định, làm nên động năng văn hóa Huế, đủ sức thu hút, hội tụ bốn phương, rồi lan tỏa ra bên ngoài theo phương thức tinh tế hóa, tinh hoa hóa mọi nguồn lực văn hóa, trở thành giá trị nổi bật. Tiếp cận Huế từ vấn đề bản sắc đặc trưng theo thuyết dị biệt hóa sản phẩm để khẳng định lợi thế so sánh của văn hóa cung đình, quý tộc thượng lưu, tôn giáo tín ngưỡng...
Người Việt vùng Huế nổi bật triết lý Thái hòa, thích ứng hài hòa với thế giới tự nhiên và thế giới siêu nhiên, nhất là với thế giới nhân sinh. Để khắc chế sự khắc nghiệt của thiên nhiên và tiềm lực kinh tế hạn hẹp, tiền nhân đã nâng tầm triết lý kiến trúc thông qua nghệ thuật phong thủy đầy huyền hoặc. Tư tưởng Thái hòa giúp con người khiêm cung, tôn trọng thiên nhiên, chú trọng chiều sâu tư tưởng và chiều ngang không gian, hạn chếchiều cao. Con người hòa vào, sống cùng thiên nhiên, đưa thiên nhiên vào cuộc sống, tạo nên nguyên tắc sống “đi trước thời đại”: bền vững, xanh, sạch. Triết lý đó được thấm nhuần trong gia giáo, hương lệ và quốc pháp, với tính hiện thực cao.
Triết lý Thái hòa, khiêm cung hướng trọng tâm Huế vào sự khiêm tốn, tinh tế, trang nhã, sang trọng, được xã hội quy chuẩn - giáo trình hóa trong gia giáo, luân lývà pháp lý, hiện thực hóa trong nghệ thuật tạo hình, diễn xướng, trang phục, ẩm thực, phong tục lễ nghi; qua màu sắc, chất liệu, kích cỡ, họa tiết trang trí và ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt là những giá trị kết tinh trong đời sống cung đình (Ngự, Đại Nội), quý tộc thượng lưu, tôn giáo tín ngưỡng..., tạo sự khác biệt, lợi thế so sánh.
Ẩm thực - sứ giả văn hóa Huế (Tịnh Gia Viên, 2020)
Dị biệt hóa sản phẩm nhấn mạnh nét văn hóa đặc trưng, “cái riêng” tạo sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh của công nghiệp văn hóa. Nó tạo ra giá trị độc đáo, từ thiết kế, hình ảnh nhãn hiệu, công nghệ, dịch vụ khách hàng..., tạo ra sản phẩm có giá trị “khác thường”, vượt trội không nơi nào có được. Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội “duy nhất” đáp ứng nhu cầu khác lạ đó, bằng những sản phẩm hiếm hoi quý giá tương ứng. Tất cả liên quan trực tiếp, tỷ lệ với giá cả, tương ứng sản phẩm “độc”. Ở đây, không cần sản xuất hàng hóa bình dân hàng loạt mà là những thượng phẩm giá cao, chiếm lĩnh thị trường cao cấp bởi lớp khách hàng muốn phân biệt vị thế, tính cách thông qua các sản phẩm mới, độc đáo, “tiền nào của nấy”.
Điểm then chốt là định hướng hàng hóa thượng phẩm theo phân khúc thị trường. Huế nổi bật những hàng hóa độc đáo, từ di sản kiến trúc cảnh quan, không gian tĩnh lặng đến di sản văn hóa phi vật thể, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống tinh xảo.
Từ việc phục hồi, phát triển di sản tinh hoa cung đình Nguyễn để thấy chỉ Cố đô Huế mới có khả năng, tính chính danh trong phục hồi, phát triển. Những không gian, sản phẩm rặt Huế sẽ giúp níu giữ du khách ở lại lâu nhất, chi phí nhiều nhất mà vẫn thỏa mãn. Từ đó có thể quy tụ, kích thích người dân, người thợ, nghệ nhân bảo tồn, thổi hồn di sản văn hóa trong từng sản phẩm.
Quá trình tập trung, phục hồi di sản truyền thống còn mở ra hướng phát triển nghiên cứu, phục chế cổ vật, trùng tu di sản văn hóa đang rất cấp thiết. Nhờ vậy, di tích - di sản văn hóa Huế là “bảo tàng sống” trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị. Đó là mạch nguồn di sản văn hóa truyền thống, sức sống riêng có cho Huế, giúp hiện thực hóa chiến lược “tái trưng tập”, mời gọi truyền nhân di sản gắn liền đời sống cung đình Nguyễn khắp cả nước về Huế.
Khi kinh tế du lịch chưa vận hành mạnh mẽ thì vai trò đầu tàu, điều tiết của nhà nước rất quan trọng, là động lực bảo chứng thuyết phục để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia chấn hưng văn hóa theo phương thức xã hội hóa. Nhờ vậy, đô thị di sản Huế sẽ được hồi sinh, bồi bổ hợp lý bởi yếu tố hành chính, thương mại du lịch và cả tinh thần đô thị thông minh mà Huế đang triển khai rất thành công. Một trung tâm văn hóa chứa đựng nhiều giá trị di sản độc đáo, với tư tưởng Thái hòa, khiêm cung, Huế cần giữ được cốt cách, thần thái độc đáo đó để xây dựng thành phố chậm lại - tuyệt tác đô thị di sản gắn liền du lịch nghỉ dưỡng, hành hương tìm về cội nguồn với những giá trị cổ xưa, tôn giáo tín ngưỡng, về bản ngã... để định vị một xứ sở hạnh phúc.
Trân trọng các giá trị di sản văn hóa truyền thống cần chú trọng linh hoạt giữa bảo tồn nguyên trạng và bảo tồn thích ứng. Dữ liệu hóa di sản được đặt ra cấp thiết để phục vụ bảo tồn nguyên trạng nhưng có khi, cũng cần bảo tồn thích ứng để đưa di sản hòa nhịp với hơi thở của cuộc sống hiện đại. Bún bò, ca Huế hay trang phục truyền thống... “nguyên bản” được phác thảo, khẳng định giá trị mang dấu ấn thời đại để từ đó, cũng tái hiện phiên bản 1, phiên bản 2... để đáp ứng nhu cầu xã hội đa dạng, lan tỏa sức sống của di sản. Dữ liệu hóa còn là cơ sở quan trọng để phác thảo 3D trên không gian ảo và có thể tái hiện trong không gian thực khi có đủ điều kiện.
Huế - xứ sở hạnh phúc, với cảnh quan và giá trị nội tại riêng có, đủ khả năng hiện thực hóa nếu biết nuôi dưỡng không gian Huế, khơi gợi và làm sống lại những mạch nguồn văn hóa Huế thông qua công nghiệp văn hóa để hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
TS. Trần Đình Hằng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Nhà liền thổ ở Hà Nội giảm 92% trong 9 tháng
- ·Ngày càng sa lầy, Địa ốc Hoàng Quân bán dự án nhà xã hội ở Tây Ninh
- ·Loạt dự án xây kho lạnh triệu USD tại Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Sắp hết hạn đầu tư, dự án khu du lịch FLC ở xã đảo Nhơn Châu được đổi tên
- ·Hội đồng Bảo an họp kín về tranh chấp lãnh thổ Venezuela
- ·Hanhomes Blue Star: gần 500 căn hộ tòa S2 có chủ sở hữu chỉ sau 1 tháng
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Ngoại trưởng Ba Lan tuyên bố Binh sỹ NATO đã có mặt ở Ukraine
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Một số tỉnh miền Trung lên kế hoạch ứng phó hạn hán
- ·Xung đột Israel
- ·Vụ nhà phố ngõ 15 phố Tây Sơn làm 4 tầng hầm
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại thôn Đông Cứu trong đêm nay, Hà Nội không còn ổ dịch Covid
- ·Nắng nóng bao trùm trên cả nước, nhiều khu vực đêm có mưa rào và dông
- ·Các dự án condotel sẽ bị Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch thanh tra quyền sử dụng đất
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Nín thở trước Rafah