【soi kèo olympique marseille】Chông chênh xóm chài
(CMO) Cách trung tâm thị trấn Năm Căn vài trăm mét, nằm cạnh sông Ông Do có một xóm chài, hình thành từ mấy chục năm qua. Cư dân ở đây đều là dân tứ xứ cùng về cư ngụ bên mép sông, những con người cùng số phận tạo thành xóm nhỏ, cùng gắn cuộc đời với sông nước để mưu sinh.
Những căn nhà sàn tạm bợ ven sông Ông Do. |
Ở xóm chài, khó có thể phân biệt được giàu nghèo, bởi cuộc sống nhà nào cũng giống nhau. Bà Nguyễn Thị Thoa, Tổ trưởng Tổ 5, khóm Hàng Vịnh, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, cho biết: “Xóm chài này xuất hiện hơn 20 năm về trước, có 45 hộ dân, ở đây tất cả các hộ đều không có đất canh tác. Khoảng một nửa có đủ đất để dựng lên căn nhà, số còn lại ở nhờ đất người quen”.
Chông chênh những phận đời
Không đất sản xuất, không việc làm ổn định, quanh năm người dân nơi đây chỉ biết bám theo lòng sông Cửa Lớn để tìm tôm, cá. Phương thức lâu đời và được nhiều người dùng nhất hiện nay là vó, lưới, đóng đáy bè, kéo chài...
Ông Trương Văn Quẹo, 65 tuổi, là dân ngụ cư, vợ chồng ông gắn bó với khúc sông này đã hơn 30 năm. Ông tâm tình, quê ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, không đất canh tác nên vợ chồng ông xuống đây dựng nhờ căn chòi trên đất người quen. Cuộc sống phụ thuộc vào nghề đánh cá. Vợ ông bệnh khớp mấy năm nay không làm được việc nặng, thế nên gánh nặng gia đình ông đều gánh vác hết.
“Hôm nay tôi tranh thủ mượn chiếc máy cưa về xẻ khúc cây lượm được trên sông để đắp lại ván thuyền mục nát. Sống gần trọn cuộc đời, đến giờ tài sản quý giá nhất của vợ chồng chỉ là chiếc thuyền nhỏ và tấm lưới để nuôi con. Công việc đánh cá theo con nước lên xuống, bữa đói bữa no nên việc học hành của con tôi cũng đi vào ngõ cụt. Cả hai vợ chồng tôi đều mù chữ nên mỗi lần làm giấy tờ gì đều phải lăn tay thay cho chữ ký xác nhận”, ông Quẹo nói.
Theo ông, phần lớn người dân nơi đây sống khổ cực quen, quanh năm chỉ biết nghề đánh lưới của ông cha để lại. Cứ thế, đời con nối tiếp đời cha, nhưng “cái cần câu cơm” để lại chỉ giúp họ tìm được con tôm, con cá trang trải cuộc sống hằng ngày. Họ muốn thoát nghèo nhưng cái ăn còn chưa đủ thì mấy người dám nghĩ đến chuyện học để đổi đời
Anh Nguyễn Hồng Thanh đã hơn 21 năm gắn bó với nghề. Quê anh ở tận Cần Thơ, năm 1996, ở trên đó mất mùa, miếng ăn luôn thiếu. Mấy người ở xóm rủ nhau xuống Cà Mau kiếm sống nên anh nhắm mắt đi theo.
“Vì cuộc sống khó khăn nên đánh liều xuống đây mưu sinh, tôi chỉ mang theo mấy triệu đồng, đủ sắm con thuyền và một ít lưới. Vất vả làm lụng, vợ chồng tôi cũng tích góp mua được miếng đất nhỏ để dựng căn chòi cặp mép sông. Cũng từ đó, tôi xác định đây là quê hương mới của mình”, anh Thanh tâm sự.
Anh Nguyễn Hồng Thanh kéo lưới trên sông Cửa Lớn. |
Đều đặn mỗi ngày, cứ 6-7 giờ là anh lênh đênh trên sông Cửa Lớn để đánh lưới. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn bởi miếng cơm manh áo, 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào những mẻ cá anh kiếm được.
Anh Thanh thở dài: “Khoảng chục năm trước, cá tôm trên đoạn sông này đầy nhóc. Chỉ vài tay lưới, quăng mấy lượt chài là đầy khoang thuyền. Giờ khổ cực cả ngày chỉ được vài ký cá tạp, bán không đến một trăm ngàn. Tôi lên bờ tìm việc phụ thêm, bốc vác, phụ xây, nhặt phế liệu... ai thuê gì làm nấy, chứ nghỉ ngày nào thì phải vay nợ hay mua chịu gạo ngày đó”.
“Gia đình tôi cũng như bao hộ dân khác, để giảm chi phí, nhiều hộ tận dụng nước sông sinh hoạt hằng ngày, vài hộ khấm khá hơn thì khoan cây nước, ở đây đâu phải hộ nào muốn khoan là được, vì chi phí rất cao”, anh Thanh cho biết thêm.
Tương lai con trẻ mịt mờ
Ông Quẹo trải lòng: “Những đứa con của tôi đứa học nhiều nhất chỉ hết lớp 9, những đứa còn lại chỉ hết lớp 4, lớp 5 đã phải theo cha mẹ phụ nghề sông nước. Giờ chúng lớn, dựng vợ gả chồng, ở quanh xóm chài này cả. Hồi đó cơ cực quá, đâu tính đến chuyện đi học, tôi nghĩ đơn giản cái chữ không làm no cái bụng nên chẳng màng đến chuyện cho con cái học hành đàng hoàng”.
Ông Hồng Ngọc Thanh, Trưởng khóm Hàng Vịnh, cho biết: “Phần lớn trẻ em nơi đây sinh ra trong gia đình lao động nghèo, cha mẹ đi làm cả ngày, con trẻ cũng đi làm thuê phụ giúp gia đình nên xa rời việc học, địa phương phải xuống tận nhà để vận động học lại. Họ bươn chải, tích góp từng đồng để con cái có cơ hội được kiếm cái chữ, nhưng không phải đứa nào cũng may mắn như thế. Có đứa quyết tâm lắm nhưng học tới lớp 8, lớp 9 phải bỏ vì nhà không có tiền. Toàn tổ chỉ có 3 cháu học hết cấp 3”.
Thuộc diện hộ cận nghèo, mưu sinh với nghề đánh cá 17 năm, anh Nguyễn Văn Tỷ bộc bạch: “Mới đây, gia đình tôi được chi hội phụ nữ khóm bảo lãnh cho vay tiền mua chiếc ghe, mua thêm ngư cụ để có cuộc sống tốt hơn. Nhưng cái nghèo, cái khổ cứ ví theo. Tôi có 3 đứa con, đứa lớn đang học lớp 8, 2 đứa nhỏ đang học tiểu học. Dù học khá nhưng sang năm đứa lớn phải nghỉ học để dành phần học phí cho mấy em. Nhiều lúc nghĩ, đời mình đã ít học, giờ không lo được cho con học đến nơi đến chốn thật có lỗi với chúng".
Mặt trời xế bóng, xa xa trên sông Cửa Lớn vẫn còn dáng những ngư dân bắt cá lo bữa cơm chiều. Trong cuộc mưu sinh của họ, khi nghĩ về tương lai những đứa trẻ, đâu đó vẫn còn đọng lại tiếng thở dài./.
Tổ 5, khóm Hàng Vịnh có 45 hộ, 180 nhân khẩu, có 4 hộ cận nghèo, không có hộ nào thuộc diện hộ nghèo. Ông Lê Văn Sin, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn, cho biết: “Theo Thông tư 17 của Bộ LĐ-TB&XH ban hành năm 2016, chấm điểm giảm nghèo đa chiều, không chỉ riêng Tổ 5 mà toàn địa bàn thị trấn cũng phải chịu bất cập trong công tác giảm nghèo vì nhiều vướng mắc". Cũng theo ông Sin, mặc dù có một số hộ thu nhập không cao, không có khả năng lao động nhưng gia đình được người quen hay con cái cho ti-vi, quạt gió, tủ lạnh... coi như đã tính mức thụ hưởng cao thì không rơi vào diện hộ nghèo. "Với những trường hợp này không có cách nào giúp họ thoát nghèo được". Ông Phạm Trường Giang, Chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn, cho biết: “Trong đó các hộ dân Tổ 5, khóm Hàng Vịnh chủ yếu mưu sinh bằng nghề đánh bắt thuỷ sản, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Những năm qua, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, hỗ trợ những hộ khó khăn, Hội LHPN cũng tạo điều kiện cho bà con vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Hy vọng rằng, dự án xây dựng khu công nghiệp sớm triển khai để người dân khu vực này được bố trí việc làm, có thu nhập ổn định". |
Kim Liếu
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học phòng chống bão số 4
- ·Ai là hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử Việt Nam?
- ·Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường ở TP.HCM
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bão lũ
- ·13 học sinh một trường tử vong sau trận lũ quét và những lớp học vắng chỗ
- ·Hoàng tử nào trong sử Việt đầu hàng giặc ngoại xâm, tham vọng chiếm ngôi vua?
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi
- ·Ai là hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử Việt Nam?
- ·Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Vị tể tướng nào bị vua ép uống thuốc độc, chết oan vì tội mê tín?
- ·Gặp cô giáo 'hoa hậu' nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái
- ·Các trường đại học nào xét tuyển bổ sung ngành y dược năm 2024?
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Bứt rứt ' hay 'bứt dứt'?