【kết quả ngoại hạng đêm qua】IMF: Trump đắc cử và tăng trưởng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy kinh tế toàn cầu
Mặc dù bất kỳ động thái nào của Tổng thống sắp tới trong chiến dịch gia tăng bảo hộ của mình cũng có thể đưa triển vọng tươi sáng này vào rủi ro, Tổ chức tiền tệ thế giới IMF công bố báo cáo vào hôm thứ Hai (17/1).
Trong lần cập nhật các dự báo mới nhất, IMF cho biết mình tiếp tục kỳ vọng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm nay sau khi mở rộng với tốc độ chậm chạp nhất (3,1%) trong năm 2016 kể từ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. IMF cũng giữ nguyên dự báo cho năm tới, rằng kinh tế toàn cầu sẽ mở rộng ở 3,6%.
“Triển vọng toàn cầu được cải thiện nhờ một số yếu tố”, IMF cho bết. Nhưng đứng đầu danh sách là các biện pháp kích thích tài khóa của ông Trump và Đảng Cộng hòa được kỳ vọng sẽ mang lại cho Mỹ thông qua giảm thuế và chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng.
Các nhà kinh tế của IMF kỳ vọng các biện pháp kích thích ở Mỹ sẽ dẫn dắt tăng trưởng lên 2,3% năm 2017 và 2,5% năm 2018, tăng tích lỹ 0,5% so với dự báo của họ thời điểm ngay trước cuộc bầu cử tháng Mười Một.
Ông Maurice Obstfeld, nhà kinh tế trưởng của IMF cho biết: “Khả năng gói kích thích tài khóa xảy ra lớn hơn những đe dọa áp đặt thuế quan lên hàng hóa từ Trung Quốc và Mexico. Trong khi Đảng Cộng hòa trong Quốc hội ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch giảm thuế của ông Trump, có ít sự đồng thuận hơn với những chính sách thương mại”.
Nhưng ông cảnh báo rằng qua thời gian, Mỹ vẫn có thể rơi vào một cuộc chiến thương mại có tính tàn phá với Trung Quốc và các nước khác, chủ yếu do ảnh hưởng kinh tế và chính trị của đồng USD mạnh. Mặc dù nó sẽ phản ánh tăng trưởng cao hơn của Mỹ, đồng USD mạnh sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất Mỹ và dẫn đến thâm hụt thương mại lớn.
“Ở đâu đó sẽ có một nguy cơ nếu sự mất cân bằng toàn cầu lớn hơn và biến động mạnh hơn trong tỷ giá, dẫn đến áp lực bảo hộ lớn hơn và một kịch bản chiến tranh thương mại. Trong kịch bản đó, tất cả các nước sẽ tổn thất”, ông Obstfeld nhấn mạnh.
Mỹ cũng gần đạt đến trạng thái cân bằng thị trường việc làm và hoạt động gần hết công suất, IMF cho biết, có nghĩa là bất kỳ một chính sách tài khóa nới lỏng nào có thể rơi vào vùng hạn chế năng lực và dẫn Fed tăng lãi suất nhanh hơn để kiềm chế lạm phát. Điều đó cũng sẽ dẫn đến một đồng USD mạnh hơn, tăng trưởng chậm hơn và gia tăng thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ, tất cả những điều kiện này sẽ tạo nền tảng cho chính sách bảo hộ của ông Trump và chính quyền của ông.
Ông Obstfeld cảnh báo các chính phủ phải cẩn thận trong cách họ phản ứng với gia tăng lo ngại chính trị về tác động của toàn cầu hóa và công nghệ đối với công nhân trong một số ngành công nghiệp.
“Xáo trộn xã hội do toàn cầu hóa và hơn nữa, do cách mạng công nghệ là một thách thức chính, mà sẽ chỉ ngày càng lớn hơn trong tương lai”, ông nói. “Rời bỏ hội nhập kinh tế, tuy nhiên chỉ gia tăng tổng chi phí kinh tế mà không làm biến mất nhu cầu đầu tư của chính phủ cho lực lượng lao động được đào tạo, cùng với các chính sách để thúc đẩy tốt hơn sự phù hợp các kỹ năng với việc làm trên thị trường”.
IMF kỳ vọng các nền kinh tế phát triển trong tổng thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2017. Dự báo tăng trưởng tích cực hơn cho Đức (1,5%), khu vực đồng tiền chung châu Âu (1,6%), Nhật Bản (0,8%) và Anh (1,5%), “phần lớn nhờ vào sự thể hiện tốt hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2016”.
IMF cũng cảnh báo rằng một số trong những nền kinh tế đó cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm tàng trong năm nay, chỉ ra cuộc bầu cử ở Đức và một số nơi khác ở châu Âu, và cả những điều khoản chưa được làm rõ trong cuộc rời đi của Anh khỏi EU.
Nhưng IMF cũng nói rằng một lý do lớn khác cho kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu nhanh hơn trong năm nay và năm tới là khả năng tăng trưởng lớn hơn dự kiến của các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc (6,5%).
IMF vẫn quan ngại về tăng nợ và các vấn đề cấu trúc khác ở Trung Quốc và cho biết dự kiến tăng trưởng trong nước giảm xuống còn 6% trong năm 2018.
Các tín hiệu tốt về nền kinh tế mới nổi cũng không đồng đều.
Brazil dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm nay, IMF cho biết.
IMF cũng hạ một phần tăng trưởng của Mexico do hậu quả của cuộc bầu cử Mỹ, mà đã cho thấy sự sụp đổ của đồng Peso - kết quả của những lời hứa của ông Trump sẽ đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và áp đặt thuế đối với các công ty đặt nhà máy ở Mexico để bán sản phẩm vào Mỹ. IMF cũng cho biết hiện nay dự kiến nền kinh tế Mexico tăng trưởng 1,7% trong năm 2017, giảm so với dự báo tháng Mười là 2,3%.
Nền kinh tế của Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng từ cải cách tiền tệ gần đây và hiện tại được dự kiến sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm nay so với 7,6% quỹ dự báo trong tháng Mười./.
Ngọc Trang (theo FT)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Ninh Bình: Khách sạn cao cấp Thành Thắng xây vượt phép 6 tầng sẽ được “hợp thức hóa”?
- ·Hải quan Lạng Sơn: Triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính
- ·Bán tháo và bắt đáy, VN
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động bảo vệ trẻ em
- ·HLV Park Hang Seo nói tuyển Việt Nam sẽ thắng Malaysia AFF Cup 2022
- ·Giữ gìn hình ảnh TP. Huế an ninh, an toàn, thân thiện
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Cổ phiếu KHG của Khải Hoàn Land tăng 30% ngày đầu lên sàn
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Tặng quà tết, hỗ trợ vốn vay cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
- ·Tạm giữ hình sự đối tượng dùng dao đâm tử vong một công nhân ở Đồng Nai
- ·KTSTQ đối với hàng nhập khẩu có rủi ro cao
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Trưởng ban Đối ngoại Trung ương thăm, tặng quà tết công nhân lao động
- ·Đảm bảo an sinh cho hội viên mù, khiếm thị
- ·Bí thư Thành uỷ Huế thăm, chúc tết các gia đình chính sách
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Nâng cấp Ban Quản lý rủi ro thành Cục Quản lý rủi ro