【soi kèo bayer leverkusen】Đảm bảo người lao động dân tộc thiểu số được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động tiền đóng bảo hiểm xã hội cho lao động là người dân tộc thiểu số. Ảnh: TL |
Được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội
Theo Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam), các quy định của pháp luật về chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động không phân biệt về dân tộc. Do vậy, người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có quyền được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN theo đúng quy định của pháp luật.
Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Cụ thể, đối tượng được hỗ trợ là các công ty TNHH một thành viên nông, lâm, thủy sản do nhà nước làm chủ sở hữu; ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; hợp tác xã; các doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ nộp thay đơn vị sử dụng lao động tiền BHXH, BHYT, BHTN cho lao động là người dân tộc thiểu số được tuyển dụng mới hoặc ký hợp đồng lao động. Thời gian Nhà nước hỗ trợ ngân sách nộp thay cho đơn vị sử dụng lao động là 5 năm đối với một người lao động.
Báo cáo nhanh kết quả thực hiện chính sách BHXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số của BHXH các tỉnh, thành phố cho thấy, tính đến hết tháng 9 năm 2023, số người dân tộc thiểu số tham gia BHXH bắt buộc là 624.869 người tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2022; tham gia BHXH tự nguyện là 122.377 người tăng 102,8% so với cùng kỳ năm 2022; tham gia BHTN là 549.159 người tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số người dân tộc thiểu số tại 25 tỉnh có đường biên giới đất liền tham gia BHXH bắt buộc là 216.997 người; tham gia BHXH tự nguyện là 70.196 người; tham gia BHTN là 172.654 người.
Chi trả các chế độ kịp thời
BHXH Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, để tạo thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số có quyền được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, cơ quan này đã luôn chủ động, tích cực phối hợp, tham gia với các bộ, ngành liên quan về sửa đổi Luật BHXH 2014, Luật Việc làm. Đồng thời, hoàn thiện nhiều dự thảo văn bản, quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH; xây dựng, hoàn thiện nhiều văn bản, báo cáo gửi các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành làm cơ sở để cấp có thẩm quyền hoạch định, xây dựng và ban hành các chủ trương, đường lối và các văn bản, chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHTN.
Bên cạnh đó, ngành BHXH cũng không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các quy trình nghiệp vụ của ngành để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia và thụ hưởng các chính sách BHXH.
Về tình hình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHTN đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tính nhanh đến hết tháng 9/2023, BHXH Việt Nam đã giải quyết hưởng chế độ hưu trí cho 2.462 người dân tộc thiểu số (chiếm tỷ trọng 4,9% tổng số giải quyết hưởng cả nước); 43.724 người hưởng BHXH một lần (chiếm tỷ trọng 5,1% tổng số giải quyết hưởng cả nước); 1.087 người hưởng trợ cấp tử tuất (chiếm tỷ trọng 2,3% tổng số giải quyết hưởng cả nước); 140 người hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp một lần (chiếm tỷ trọng 3,8% tổng số giải quyết hưởng cả nước); 72.522 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản (chiếm tỷ trọng 1,1% tổng số giải quyết hưởng cả nước); 30.519 người hưởng trợ cấp thất nghiệp (chiếm tỷ trọng 3,9% tổng số giải quyết hưởng cả nước).
Trong đó, với người dân tộc thiểu số tại 25 tỉnh có đường biên giới đất liền, cơ quan BHXH đã giải quyết hưởng chế độ hưu trí cho 1.390 người; giải quyết hưởng BHXH một lần cho 19.730 người; giải quyết hưởng trợ cấp tử tuất cho 570 người; giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp một lần cho 47 người; giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 11.222 người.
Như vậy, có thể thấy, BHXH Việt Nam luôn chủ động giải quyết chế độ cho lao động dân tộc thiểu số. Việc chi trả các chế độ BHXH, BHTN đối với lao động là người dân tộc thiểu số luôn luôn được đảm bảo kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho người thụ hưởng.
Bổ sung đối tượng được ngân sách hỗ trợ đóng bảo hiểm Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đề xuất bổ sung đối tượng áp dụng ngân sách hỗ trợ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 2 của Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Seachains
- ·Bước chuyển thần kỳ trong sự nghiệp bắt đầu từ nghĩ lớn
- ·Huy Hoàng nặng 115kg vào chung kết Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam
- ·Tây Ninh Smart
- ·Chứng khoán 20/11: Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục đã mua
- ·TPHCM: Thu nội địa mới đạt hơn 80%
- ·Ban ngành, địa phương tập trung thực hiện Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Tiếp tục duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·EU và Pháp hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Giá cà phê hôm nay (12/10) đồng loạt tăng
- ·Giá lợn hơi hôm nay (9/11): Đồng loạt tăng tại ba miền
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·2 tháng cuối năm, ngành Thuế phải hoàn thành thu ít nhất hơn 204 nghìn tỷ đồng
- ·6 giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
- ·Giá lợn hơi hôm nay ngày (19/9) giảm 1.000 đồng/kg tại miền Bắc và miền Trung
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Quà tặng từ 'Phim Anh Em Super Mario'